Câu chuyện giáo dục
Giáo dục và đào tạo Hải Phòng- 55 năm bài ca của những người truyền lửa
Có một ngọn lửa bền bỉ cháy và luôn bừng sáng từ ngàn đời nay trên mảnh đất thuộc một vùng cửa biển đầy sóng gió Hải Phòng, đó là ngọn lửa của đạo học. Hải Phòng, mảnh đất đã ghi danh mình trên hàng chục tấm bia tiến sỹ tại Văn miếu Quốc tử giám trong tổng số 78 tiến sỹ thời nho học, và nổi lên với 3 đỉnh học vấn chói sáng- ba trạng nguyên : Lê ích Mộc, Trần Tất Văn và Nguyễn Bỉnh Khiêm. Truyền thống khoa bảng ngày xưa ấy như một mạch chảy không hề nguôi nghỉ trong chuỗi thời gian thăng trầm hưng phế của lịch sử và trào lên cuộn sóng trong 55 năm qua.
Chuyển đổi các trường THPT bán công sang THPT công lập ở Hải Phòng- Giaỉ pháp khoa học hay biện pháp "cứu tế" ?
Luật giáo dục 2005 khẳng định hệ thống giáo dục quốc dân chỉ có 3 loại hình : Công lập, dân lập ,tư thục. Tại Hải Phòng, tháng 10 năm 2008 ,UBND thành phố đã quyết định chuyển 4 trườngTHPT bán công sang THPT công lập để thực hiện Luật và công văn 875 của thành uỷ Hải Phòng về chống học sinh bỏ học, hỗ trợ các trường vùng nông thôn nghèo
Xã hội hóa công tác giáo dục phải gắn liền với chính sách đầu tư của Nhà nước
Xã hội hoá giáo dục theo quan điểm nước ngoài (All for ducation) là một quá trình mà giáo dục phát huy hết vai trò của nó đối với xã hội và mọi người và xã hội cùng mọi người phải có trách nhiệm về tinh thần và vật chất đối với giáo dục.Khái niệm Xã hội hoá giáo dục (XHHGD) ở Việt Nam trên thực tế là khái niệm quen dùng trong đời sống giáo dục và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tuy nhiên bản thân giáo dục đã chứa tính xã hội, giáo dục không cần hoá , cho nên cần hiểu chính xác hơn là xã hội hoá công tác giáo dục (XHHCTGD) đây cũng chính là khái niệm gần đây các nhà nghiên cứu giáo dục đã dùng.
Vui buồn câu chuyện thủ khoa
Bài mới
- Đọc nhiều nhất
- Bình luận nhiều nhất
Video Clip
Đang có 27 khách và không thành viên đang online