Thói xấu người Việt qua bài ca dao vui

Từ câu chuyện trên, Thày đúc kết thành bài ca dao vui nói về tật xấu của người Việt:
Ăn nhanh, đi chậm, hay cười
Đái đường, hôn bụi, rung đùi, xỉa răng
Thày đặt vấn đề, với tư cách người Việt mới, tự nhìn nhận về mình và thay đổi chính mình anh chị hãy bình luận 14 tiếng lục bát tôi ghép lại như trên xem sao? Lớp tôi bình luận sôi nổi lắm và Thày tham gia kết nối nhuận sắc thêm, thành ra với các học viên buổi học hôm đó thành một kỉ niệm mà chúng tôi mang theo trong gói hành trang cuộc sống.
Người việt có thói ăn nhiều và ăn nhanh. Từ xưa các cụ dạy “No cơm ấm cật” phải ăn cho no trở thành mục tiêu bởi “Có thực mới vực được đạo”. Quan niệm vậy, vô hình chung đặt vấn đề ăn lên hàng số1. Quan niệm này xuất hiện có lẽ bắt nguồn từ việc ngàn đời dân tộc Việt luôn đói khổ thiếu ăn. Và khi có điểm ăn thì phải nhanh “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”. Câu này ngụ ý dạy về đi ăn cỗ các nơi dình đám thì cần phải đến trước thì cỗ mới đầy đủ, còn nóng sốt và thưa khách. Nếu đến sau cỗ nguội và dễ bị người làm cỗ dồn các món thừa của các mâm trước. Chuyện ấy , bây giờ nói ra thế hệ trẻ đã cười, tuy nhiên câu sau nói về lội nước thì lại là cả vấn đề phải bàn. Mục đích lời răn là khi lội nước thì nên lùi lại đi sau để người đi trước có sa xẩy gì thì mình tránh ngay. Tư tưởng này ít tính tích cực. Mặt khác người Việt quen tác phong nông nghiệp nên “Đi chậm” là điều hiển nhiên. Phương thức sản xuất nông nghiệp cho phép người nông dân không nhất thiết bao giờ cũng phải vội vàng đúng giờ. Con lợn chưa cho ăn vẫn chưa chết ngay, cá để nhịn hàng tháng chẳng sao, cây lúa thiếu nước hàng tuần chưa nguy hiểm…

“Ăn” theo nghĩa bóng lại là điều quan trọng. Bốn trụ cột việc học theo mô hình Việt Nam là “Học ăn, học nói, học gói, học mở”; vì vậy ăn ở đây còn có nghĩa là tiếp nhận từ bên ngoài, quá trình tiếp nhận ấy đòi hỏi phải cẩn trọng có phân tích logic chứ không phải “Nhanh nhảu hậu đoảng”.
Phong cách làm việc công nghiệp lại không cho phép con người chậm chạp, bởi cách làm việc thực hiện theo công nghệ dây chuyền. Mỗi cá nhân như một mắt xích, liên kết tạo thành một “hệ” nếu “chậm” đương nhiên mắt xích hổng và dây chuyền không vận hành được. Và đương nhiên liên quan đến bao nhiêu nội dung khác : Chất lượng, số lượng sản phẩm, doanh thu…
Về các tật “Hay cười”, “Đái đường”, ‘Hôn bụi’, “Rung đùi” “ Xỉa răng” là những tật tồn tại theo văn hóa, theo bản tính dân tộc đã đến lúc cũng cần thay đổi. Thật lố bịch khi lúc nào cũng cười, mặc dù “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”. Hãy tự suy, nếu giữa cuộc họp bạn cứ cười, đặc biệt giữa đám tang lễ, thậm chí đám tang lễ qua đường bạn vô tình gặp mà bạn cười? thì có lẽ sự vô duyên đã đến mức thái quá. Chuyện đái đường được nhắc tới không phải là loại bệnh mà là tiểu tiện phóng uế bừa bãi ngay bên đường, thậm chí trên đường. Người Việt ta coi như chuyện thường ngày ở quê tôi và “Thế mới là người Việt Nam”. Tục ngữ Việt Nam cổ có câu “Thứ nhất quận công, thứ nhì ỉa đồng” đấy là “nhị khoái”. Đem cái phóng uế tự do làm điều sung sướng như được phong chức quận công thì quả là hết chỗ nói. Nhưng vẫn kém “đái đường” vì hành vi đái đường mang tính chất nhận thức và hành vi cá thể một cách công nhiên hơn, ngay nơi công cộng, hàm ý cả sự thách thức, sự buông thả coi mọi người như củ khoai của ráy vậy. Trong khi đó nụ hôn lại dấu diếm. Đương nhiên có những nụ hôn buộc phải dấu diếm. Nụ hôn phổ thông không có trong văn hóa Việt. Nụ hôn chỉ biểu hiện sắc thái tình yêu nam nữ mà thôi. Một giáo sư người nước ngoài có nói vui với chúng tôi “Mọi bộ phận trên cơ thể đều có chức năng và tầm quan trọng ngang nhau. Đau mắt khó chịu, sứt tay cũng khó chịu, cái mụn mọc trên da thì đau toàn thân… Thế mà chúng mày cho bắt tay thoải mái, còn nụ hôn lại cấm. Hóa ra, tay và môi không quan trọng bằng nhau?”. Đương nhiên giáo sư nói khôi hài vậy, là người Việt, chúng tôi không cổ súy cho việc ôm hôn nhau …như Tây, nhưng khi thực hiện các nụ hôn chúng ta cần lựa chọn địa điểm kín đáo và trang trọng hay thơ mộng, chứ đừng vùi những nụ hôn nơi bờ bụi tối tăm.

Hoạt động “Cắm chiếc que nhỏ vào mồm” sau mỗi bữa ăn thành thói quen người Việt, đó chính là hoạt động với tên gọi xỉa răng. Nhiều người khẳng định, đây là hoạt động văn hóa vệ sinh răng miệng hiệu quả. Có lẽ cũng có phần đúng, nhưng cũng cần nghĩ tới những ca bệnh nhiễm trùng vì xỉa bởi tăm mốc, và có những cô gái vừa xỉa nhưng có tật “hay cười” nên phải phẫu thuật, vì tội nuốt luôn cả cái tăm nhọn. Trong cuộc tranh luận, một anh bạn tôi hài ước nói, các nước đều không xỉa răng hóa ra mồm của trên sáu tỷ người đều hôi hay sao? Đánh răng, và xúc miệng bằng nước vệ sinh miệng, thứ vệ sinh quan trọng nhất thì người Việt không dùng, thậm chí ngay cả buổi sáng. Nhiều ông bạn tôi thay vì đánh răng buổi sáng bằng một mồi thuốc lào. Bạn sảng khoái đê mê nói “Thế là vi trùng chết hết”.
Ăn nhanh đi chậm, hay cười
Đái đường, hôn bụi, rung đùi xỉa răng.
Bài ca dao vui như một tiếng cười. Nếu ta coi đây là một tiếng cười hữu cảm, thì nhớ rằng đó là một góc quét của một người bạn từ nền văn minh phương tây soi chiếu vào. Nó có thể có những điểm phiến diện, nhưng nó có nhiều điểm khiến ta suy nghĩ và điều chỉnh lại mình khi chúng ta đang cùng hòa vào dòng hội nhập.
Tin mới
Các tin khác
- Quốc danh Việt Nam ai đã đặt tên? - 31/03/2011 15:22
- Thư của tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng - 28/03/2011 14:00
- Côn Đảo - Tìm về và cảm nhận - 25/03/2011 15:52
- “Chuồng cọp” Côn Đảo – cách giam cầm thời trung cổ - 25/03/2011 15:12
- Những mùa Trạng Nguyên miền đất Cảng - 12/03/2011 15:29
Bài mới
- Đọc nhiều nhất
- Bình luận nhiều nhất
Video Clip
17848335
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
300
3129
13154
19212
65029
17704704
17848335
Server Time: 2022-08-18 08:47:15
Đang có 76 khách và không thành viên đang online