Developed in conjunction with Ext-Joom.com

aaa

Phiêu dạt lênh đênh nơi Biển hồ đất khách

Cư dân Việt những bọt bèo trên biển ngọt.

truong_cam_5Khởi hành từ Xiêm Riệp qua 17 km, trên một con đường nhựa do Nhật bản tài trợ; dừng lại trên bén cảng biển hồ do Hàn Quốc giúp đỡ, trước mặt là muôn trùng sóng nước và cây xanh lúp xúp, đó là hồ nước ngọt rộng Tonle Sap chiều dài trên 100km, diện tích hơn 10.000km2. Thuyền máy chạy chừng 20 phút một khu làng nổi hiện ra nổi nênh trên mặt nước Biển Hồ, đó là làng người Việt.

Tháng 8 chưa phải là mùa nước nổi. Theo người hướng dẫn viên nói vào khoảng tháng 10,11 dương lịch biển hồ sẽ mênh mông nước trắng và độ sâu sẽ là từ 9-14m.

Lãnh đạo huyện Xiêm Riệp, cho biết, làng Việt thuộc xã Chang Khnia trên Biển Hồ Tonle Sap, có 364 hộ người Việt. Họ sinh đẻ tự do và gần như phó thác cho tự nhiên chọn lọc. Có gia đình để tới hàng chục đứa con, nếu chết bệnh hoặc đuối nước lại đẻ tiếp. Tất cả các hộ dân người Việt ở đây đều sống trong những căn nhà thuyền  và sống bằng nghề chài lưới, cuộc sống rất khó khăn. Làng Việt bố trí hai bên như 2 dãy nhà nổi. Hầu hết là nhà trên thuyền được neo lại, và di chuyển tản mạn khắp hồ trong mùa nước. Tuy nhiên cũng có 1 số nhà chôn cọc gỗ xuống lòng hồ. Những ngôi nhà kiểu này thường chỉ cần 4 người thanh niên là có thể khiêng di dời dễ dàng khi nước lên. Nếu không chạy kịp, người dân buộc đá để ghìm nó xuống lòng hồ đợi năm sau mùa nước cạn lại về trục vớt lên để sinh sống tiếp.

truong_cam_7Cộng đồng người việt quần cư trong làng chừng trên 2000 người. Không có giá trị văn hóa nào lưu tồn trong họ. Hỏi có biết Việt Nam không? Trả lời: có! Việt Nam có những gì nổi tiếng? Trả lời: Không biết đâu!  Hỏi có biết rằm tháng bảy không? Tất cả chỉ cười…

Họ đến từ nhiều con đường : tồn tại từ lâu đời trên đất Cam, đi làm ăn rồi lạc bước về tá túc tại đây lâu dần thành cư dân, thua lỗ rôì di dân tự nhiên qua biên giới tìm gặp người Việt rồi ở lại. Anh Phan Văn Định quê Tây ninh  kể “Em sang đây 13 năm dạt vào Biển hồ rồi lấy vợ ở lại luôn. Em muốn về lắm, nhưng không có tiền. Có ông đại gia người Việt bảo cho tiền nhưng em lại không có giấy tờ gì nên chẳng thể về được”. Câu chuyện anh kể như đùa, nhưng thực sự là vậy. Khu vực làng Việt cách Xiêm Riệp (cố đô cũ của Campuchia) có trên 20 km nhưng phần lớn chưa ai đến. Có những em bé 5 tuổi mà chưa một lần chạm chân đến …đất! Những người dân ở đây khi chết đều vùi mồ trong những gò đất. Mùa nước, không chôn cất được thì bó vào lưới buộc đá dìm xuống nước đóng cọc làm dấu. Rồi mùa cạn quay về tìm hài cốt làm ma lại.

truong_cam_12Theo anh  Hào (Không nhớ họ của mình) là cư dân ở đây thuyết minh, làng Việt có rất nhiều thứ. Nhìn những mái tranh tuyềnh toàng trong gió lộng, những mái tôn han rỉ úp xúp của 2 dãy ổ chuột nước chao đảo trong sóng hồ, khó khăn lắm mới nhận ra những điều mà anh Hòa kể. “Nhà  máy điện” là 1 chòi trên thuyền đang sạc chừng 50 cái Ắc quy, “Nhà máy cơ khí” chỉ thấy 1 người thơ đen thui đánh vật với 4 cái đầu Điêgen mà chúng ta thường tháy ở những chiếc công nông máy dọc đã bị cấm dùng ở Việt nam… duy nhất chỉ có nhà máy lọc nước là cao vượt lên ngạo nghễ. Nhà máy này do Hàn Quốc tài trợ, ban đầu cấp nước miễn phí, nhưng hiện thời thu tiền với giá 7.500 đồng tiền Việt một bình 20 lít nước lọc.

Làng Việt sống chủ yếu bằng đánh cá trên Biển Hồ. Ban ngày khó nhìn thấy một người đàn ông nào vì họ còn ngủ để đêm đi đánh cá. Thường thì chập tối, từng đàn thuyền rời làng lao vào mênh mông Biển Hồ săn bắt cá, đến 4h sáng trở về. Sau khi trao đổi hàng hóa với thương lái người Cam và người Việt họ lăn ra ngủ cho lại sức. Những đàn ông không vợ, hoặc vợ yếu đau, thì tự nấu nướng rồi cũng ngủ vùi trên sóng.  Tôi chợt hiểu, những người đàn bà nơi đây vì sao đôi mắt cứ cháy lên những ánh man dại dù thân hình tòng teo khô quắt như những thanh củi mục. Và vì sao có cả một chiếc thuyền chất đầy đồ “Thủ dâm” dành cho nữ, sản xuất tại Trung Quốc bày bán công khai!

truong_cam_15Chiếc thuyền máy du lịch chở chúng tôi đi trên luồng, phải liên tục tránh vì  vài chục chiếc thuyền lao ra bám sát. Trên thuyền những người đàn bà mặt héo quắt và những đứa trẻ nhem nhuốc ngồi vẫy tay xin tiền. Duy nhất có 1 chiếc xuồng do anh Tú lái, chiếc xuồng có đàn ông duy nhất ấy lại là một người cụt 1 cánh tay. Anh kể “Em bị cánh quạt xuồng máy chém khi đi đánh cá vô tình rớt xuống”. Nhìn cảnh cha con anh, một bé gái vắt qua cổ 1 con trăn và 1 bé trai cởi truồng phơi mình dưới nắng xin tiền, ai cũng ứa nước mắt. Tôi chạnh lòng khi nhìn thấy, những hiếc thuyền người Âu, họ quay phim, chụp ảnh liên tục. Những ánh mắt ngạc nhiên của họ nhìn người Việt ở đây như những sinh vật lạ. Những đứa trẻ con “Tây” thì sợ sệt nép chặt vào người mẹ chúng.Tôi chợt nghĩ: Dùng làng Việt Biển hồ làm điểm  du lịch liệu có phải là thờ ơ bàng quang? Hay sự cố tình? Dù thế nào cũng thấy rõ sự nhẫn tâm, sự tàn nhẫn khó lòng tha thứ.

Không thấy nhiều dấu hiệu của quản lý nhà nước về các vấn đề kinh tế xã hội. Chúng tôi ra đây cùng với một thuyền sinh viên tình nguyện Hàn Quốc, nhưng không thấy ai kiểm tra, không có đại diện địa phương hoặc bất cứ tổ chức nào ở đây quan tâm cả. Duy nhất một chiếc trực thăng đỏ như ngọn lửa bay lượn cao tít giữa trời chiều. Cô Lina, người hướng dẫn viên của công ty Caravan Angkor nói bằng tiếng Việt “Chắc có đoàn Hàn Quốc ra nên trực thăng kiểm tra đó”.

Biển hồ, nơi cung cấp 70% sản lượng cá tiêu dùng cho Campuchia, nơi cho những cư dân Người Việt tồn tại rồi lại đòi đi tất cả. Không tổ quốc, không văn hóa; Con người nơi đây hoang dại gần như cây cỏ, tự sinh tự diệt. Những Sinh vật biết nói này, nếu không có sự can thiệp của các nhà nước Việt nam và Cam phu chia, các tổ chức quốc tế thì  tương lai sẽ về đâu? Chẳng lẽ số kiếp họ y như những đám lục bình hoang dại vật vờ hết đời này sang đời khác giữa vô định sóng nước Biển hồ, mà với họ trong suy nghĩ chúng tôi đã hóa “Biển tù”.

Thêm ý kiến


Security code
Làm mới

Album ảnh

18666108
Hôm nay
Hôm qua
Tuần này
Tuần trước
Tháng này
Tháng trước
Tất cả
568
1869
2437
13316
10215
18575830
18666108

Server Time: 2023-06-06 13:18:48

Đang có 27 khách và không thành viên đang online

Bản quyền thuộc về Nguyễn Đình Minh

Email: haihuyenphong@gmail.com - Website: http://nguyendinhminh.net

Đã được đăng ký tại Bộ thông tin và truyền thông

Designed by Beone Software Solution