McNamara: 11 nguyên nhân dẫn đến Mỹ thất bại tại Việt Nam
McNamara- Cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ:
Tôi cho rằng, nếu chúng ta muốn học hỏi những bài học về Việt Nam, những kinh nghiệm rút ra rừ chiến cuộc, thì trước hết chúng ta phải xác định được những thất bại của mình. Có 11 nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ ở VN. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu...
Trong 11 nguyên nhân dẫn đến thất bại của Mỹ hay những bài học về Việt Nam tôi muốn tập hợp dưới đây một số nguyên nhân chủ yếu:
- Chúng ta đã đánh giá sai các ý đồ của đối phương về địa lý, chính trị nên đã cường điệu những nguy cơ gây ra cho Mỹ bởi những ý đồ này. Việc đánh giá sai lầm đã phản ánh sự thiếu hiểu biết của chúng ta về lịch sử, văn hóa và chính trị của nhân dân VN, về tính cách, sự ứng xử của các lãnh tụ của họ. Chúng ta đã thiếu các cố vấn am tường về Đông Nam Á để các viên chức cao cấp có thể tham khảo ý kiến khi quyết định các vấn đề liên quan đến VN
- Chúng ta đã đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước trong việc huy động nhân dân chiến đấu và chết cho các niềm tin và giá trị của họ. ( Cuốn cờ Mỹ ở buổi lễ chính thức chấm dứt hoạt động Bộ Chỉ huy viện trợ quân sự Mỹ tại Sài Gòn. Bức ảnh chụp ngày 29/3/1973).
- Chúng ta đã không nhận ra sự hạn chế của trang thiết bị quân sự kỹ thuật cao, của các lực lượng và học thuyết hiện đại trong việc đối đầu với các cuộc chiến tranh nhân dân, hoạt động không theo những quy ước thông thường.
- Chúng ta đã không giữ vững nguyên tắc là hành động quân sự của Mỹ chỉ nên tiến hành phối hợp với các lực lượng đa quốc gia được cộng đồng quốc tế ủng hộ, ngoại trừ trong trường hợp nền an ninh Hoa Kỳ bị đe dọa trực tiếp.
- Chúng ta đã không kéo được Quốc hội và dân chúng Mỹ vào một cuộc tranh luận trước khi bắt đầu hành động và đã thất bại trong việc duy trì sự ủng hộ của dân chúng Mỹ, duy trì sức mạnh đoàn kết trong nội bộ chúng ta.
Xác định được các sai lầm cho phép chúng ta rút ra những bài học về Việt Nam và áp dụng chúng trong thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Thế giới của ngày mai sẽ chẳng có gì khác thế giới trong quá khứ, xung đột giữa các nước vẫn tồn tại nhưng mối quan hệ giữa các quốc gia sẽ thay đổi một cách sâu sắc.
Những năm sau chiến tranh, Hoa Kỳ có khả năng với mức độ tiến hành khả năng đó, có thể định hướng thế giới theo cách mình chọn. Nhưng bước vào thế kỷ 21, khả năng này sẽ không còn.
Vào giữa thế kỷ 21, nhiều quốc gia thuộc thế giới thứ ba sẽ lớn mạnh đột ngột cả về cư dân lẫn kinh tế và trở thành những lực lượng chính trong quan hệ quốc tế…Sự chấm dứt chiến tranh lạnh không có nghĩa là chấm dứt cạnh tranh giữa các siêu cường.
Thế giới lúc đó sẽ có ít nhất 5 trung tâm quyền lực lớn: Trung Quốc, châu Âu, Nhật, Nga và Mỹ. Chúng ta cần phải cố gắng tạo ra một thế giới trong đó mối quan hệ giữa các quốc gia sẽ phải dựa trên căn bản pháp luật điều hành, một thế giới mà trong đó, nền an ninh quốc gia được hỗ trợ bởi một hệ thống an ninh chung, Hoa Kỳ phải chấp nhận một quyết định tập thể, và vai trò lãnh đạo có thể chuyển giao cho các quốc gia tùy theo vụ việc.
Đó là sơ lược quan điểm của tôi về thế giới hậu chiến tranh lạnh.
Những bài học về Việt Nam rõ ràng là từ đây Hoa Kỳ không thể và cũng không nên can thiệp vào bất cứ cuộc tranh chấp nào. Việt Nam đã cho chúng ta một bài học là tiêu chuẩn cao nhất để quyết định cho hành động can thiệp là phải thừa nhận rằng, lực lượng quân đội chỉ có khả năng giới hạn là tạo điều kiện dễ dàng cho tiến trình xây dựng quốc gia. Quân đội tự thân nó không thể tái thiết một quốc gia đã phá sản.
Một bài học khác về Việt Namlà có nhiều khi, sự can thiệp quân sự của Mỹ sẽ được biện minh không phải bằng lý do nhân đạo hoặc gìn giữ hòa bình, nhưng lại dựa trên cơ sở nền an ninh quốc gia.
Rõ ràng rằng nếu thực sự có một mối đe dọa trực tiếp đến Hoa Kỳ, thì chúng ta cần và sẽ phải hành động đơn phương, sau khi đã thảo luận thích đáng với quốc hội và nhân dân.
Còn như nếu sự đe dọa ít trực tiếp hơn nhưng có khả năng lan rộng và trở nên nghiêm trọng thì chúng ta chỉ nên hành động trong phạm vi cùng ra quyết định và chia sẻ gánh nặng đa phương.
Tướng Westmoreland đã nói rằng cuộc chiến tranh hạn chế ở Việt Nam đã “trói tay” chúng ta. Cuộc chiến ở đây đã cho chúng ta thấy rằng thật là khó khăn khi phải chiến đấu trong các cuộc chiến tranh hạn chế dẫn đến tổn thất trong một thời gian kéo dài.
Do vậy, các cấp lãnh đạo và nhân dân Mỹ phải sẵn sàng cho việc chấm dứt những mất mát và rút quân nếu đã xuất hiện dấu hiệu cho thấy những mục tiêu hạn chế của chúng ta không thể thực hiện ở mức độ rủi ro và chiến phí có thể chấp nhận được.
Và, trước khi tham chiến, nhân dân Mỹ phải hiểu những khó khăn mà chúng ta phải đương đầu, còn quân đội phải biết và chấp nhận những hạn chế, bó buộc khi thi hành nhiệm vụ.
Chúng ta phải học từ chiến cuộc Việt Nam phương thức điều hành cuộc chiến tranh hạn chế một cách có hiệu quả.
Đúng ra, chúng ta đã nên thành lập một tổ chức ở cấp cao nhất, làm việc toàn thời gian (full-time) giống như cái mà Thủ tướng Anh Churchill gọi là nội các chiến tranh và chỉ tập trung chỉ đạo, giải quyết các vấn đề liên quan đến Việt Nam.
Cuối cùng, chúng ta phải thừa nhận rằng những hậu quả của các hoạt động quân sự trên quy mô lớn, nhất là trong thời đại của các vũ khí tinh vi và có sức hủy diệt cao, thì thật khó tiên đoán và kiểm soát.
Do vậy, chúng ta phải cố tránh, ngoại trừ trong trường hợp nền an ninh của Mỹ bị đe dọa một cách rõ ràng và trực tiếp. Đó là những bài học về Việt Nam. Cầu Chúa cho chúng ta thông thuộc chúng.
Danh Đứcdịch(Tiêu đề của Một Thế Giới)