Lễ hội Thất Tịch (7/7 âm lịch) Một Lê hội dân gian được Việt hóa và phát triển

Ngày Valentin là ngày lễ tình nhân của Châu  Âu, nhưng tại Á Châu, Trung Quốc  có lễ Qixi, lễ hội Tanabata ở Nhật Bản, lễ hội Chilseok của Hàn Quốc, và lễ hội Thất Tịch ở Việt Nam, những lễ hội này được bạn trẻ tự hào gọi là Valentin Châu Á.

Một lễ hội gắn với truyền thuyết về Vua Lý Thánh Tông

Ngày lễ Qixi  hay lễ hội mưa ngâu (7/7 âm lịch) đã có xuất hiện ở Trung Quốc từ thời nhà Hán (từ năm 206 trước CN đến năm 220 sau CN), bắtctnh1  nguồn từ một truyền thuyết.

Chàng chăn bò Ngưu Lang đã gặp yêu và lấy Chức Nữ, nàng tiên út xinh đẹp nhất làm vợ. Họ sinh hạ được hai người con. Vương Mẫu, mẹ của Chức Nữ vô cùng tức giận và bắt nàng về Thiên đình, đồng thời rút trâm cài đầu hóa sông Ngân Hà cản đường đi tìm vợ của Ngưu Lang. Tuy nhiên, loài chim ô thước ở dưới hạ giới thương cảm cho hai người, nên cứ vào ngày 7/7 âm lịch hàng năm chúng lại bay lên thiên đình kết thành chiếc cầu qua dòng sông để giúp vợ chồng Ngưu Lang-Chức Nữ được gặp mặt.

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm là ngày Ngưu Lang – Chức Nữ gặp nhau. Dân gian Việt Nam gọi là ngày lễ Thất Tịch. Trong ngày này người ta thường đổ về Chùa Hà cầu tình. Chùa Hà có tên chữ là Thánh Đức tự, thuộc phố Chùa Hà, thôn Trung, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố  Hà Nội, Chùa Hà được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa năm 1996. Sở dĩ  chùa là địa điểm cầu tình là bởi sự linh ứng truyền tụng trong dân gian nhưng đồng thời cũng gắn với truyền thuyết thời Lý. Vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) lúc 42 tuổi vẫn chưa có con nên đã cầu tự ở một ngôi chùa mà sinh ra Thái tử Càn Đức, do đó ngôi chùa này gọi là chùa Thánh Chúa để kỷ niệm sự kiện này. Như vậy trên thực tế từ một truyền thuyết lưu tồn trong dân gian Châu Á, Ngày 7/7 với lễ trọng diễn ra tại Chùa Hà (HN), tính chất lễ hội mưa ngâu của Trung Quốc không chỉ được Việt Hóa thành lễ hội cầu tình mà còn gắn liền với một sự kiện lịch sử cụ thể về Vua Lý Thánh Tông. Cái độc đáo là lễ cầu duyên của giới trẻ Việt lại diễn ra nơi cửa Phật. Bình luận về điều này Sư thày Thích Thành Thắng ( Chùa Hiệp Hòa – Vĩnh Bảo – Hải Phòng) cho rằng: Truyền thuyết cầu Ô Thước được bắc qua sông Ngân Hà để hai vợ chồng Ngưu Lang, Chức Nữ được đoàn tụ là tình yêu trong sáng cảm động được đất trời. Tình duyên trong đạo Phật cũng là một cái nghiệp nhân quả. Cứ thành thật thì ắt sẽ được hưởng phúc lành. Đừng vì dục vọng, vật chất, hư vinh mà để tuột mất tình yêu. Cũng đừng quá mù quáng để dành được những thứ không phải là của mình.


Ngày Valentin Việt

Chùa Hà (phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội) là nơi thu hút các bạn trẻ đến để cầu tình duyên: đang yêu nhau thì đến cầu thành vợ thành ctinh3chồng, chưa có người yêu thì đến cầu cho chóng có người yêu. Chưa dừng lại ở đó, người ta còn đến chùa làm lễ gọi tình, và xin chữ. Tờ sớ viết chữ Hán viết tên người xin và tên “Nửa kia” của họ để hai cái tên này mãi mãi bên nhau.
Ngay từ ngày đầu tháng 7 âm lịch, nhiều bạn trẻ ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đã về chùa Hà để “gọi tình”.  Gặp một nhóm sinh viên cùng khóa người Hải Phòng gồm: Đại học Bách Khoa và Đại học Sư Phạm Hà Nội, ĐH Dân lập Hải Phòng tại đây, bạn Nguyễn Trường Xuân, sinh viên khoa Kinh tế ĐHBK (Huyện Vĩnh Bảo) kể: năm nào chúng em cũng đến đây vào đầu xuân chứ không chỉ ngày 7/7 âm lịch. Người đến chùa Hà cầu tình theo sư thày ở đây thông báo là vào sóc vọng (mùng 1 và 15 âm lịch) hàng tháng. Còn Phương Thúy sinh viên Khoa Địa, ĐHSP Hà Nội (Q. Ngô Quyền) bổ sung: Những đêm hè ngày lệ, rất nhiều người đến cầu duyên tại đây, họ thắp nhang và hướng về chòm sao Ngưu để cầu nguyện.Chạng vạng tối mùa hè, gần thẳng trên đỉnh đầu của chúng ta một ngôi sao sáng rất gần, đó chính là sao Chức Nữ (tên Latin là Vega), là sao sáng sáng thứ 2 ở bầu trời phía bắc. Cách qua Ngân Hà, ở hướng đông nam trên bầu trời, có một ngôi sao sáng đối vọng xa xa với sao Chức Nữ, đó chính là sao Ngưu Lang và hai ngôi sao nhỏ là hai con của Ngưu Lang và Chức Nữ (tức sao Aquila alpha và Aquila beta).
Được biết tại Hải Phòng, Đền Bà Đế, trước đây các bạn trẻ yêu nhau thường tránh xa, nhưng bây giờ cũng là nơi bạn trẻ đến cầu tình với mong ước tránh những oan khiên của tình yêu. Bạn Hoàng Mỹ Trinh (Cao đẳng Vietonic Hải Phòng) tâm sự : Bà Đế vì mối oan tình phải chết, chắc bà đồng cảm cho tụi con gái chúng em, tư duy như vậy, theo em mới đúng. Động Tam Thanh, tượng đá Vọng Phu cũng có nhiều cặp vợ chồng hành hương đến đây xin gắn kết lâu bền tránh những chia ly, hun đúc ngọn lửa tình yêu vào dịp lễ thất tịch.
        Chùa Phật Cô đơn ở xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP HCM, địa diểm hành hương của những người mốn xin lộc đôi lứa. Nguyễn Đình Thắng sinh viên Đại học công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh tâm sự, theo em biết trước năm 1975, nơi đây là vùng chiến sự. Bom Mỹ phá nát chùa Thanh Tâm cạnh đó, nhưng tượng Phật ngồi lại một mình.Em nghĩ đó là biểu tượng vĩnh hằng nên cùng bạn gái đến đây xin tình yêu chúng em luôn bền chặt. Đó là tượng Thích Ca Mâu Ni., cao 4,8 mét, ngang 4 mét, được đúc từ chùa Xá Lợi và đưa về an vị từ năm 1957. Theo sư thầy Thích Đức Minh, người trụ trì cho biết: “Từ 14/2 năm nay, lượng người đến đông đột biến, từ khắp các nơi, chủ yếu là cầu xin tình duyên".

ctinh2

Hóa ra, ngày Valentin Việt diễn ra quanh năm, chí ít cũng gấp 12 lần Valen tin châu Âu và nó có hẳn một “Thủ đô” cầu tình riêng vừa thiêng liêng vừa thành kính giàu triết lý Phật giáo đó chính là Chùa Hà (Hà Nội). Chúng ta thường quen với Valentin châu Âu, nhưng thật ít người biết bản thân dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại ngày lễ này với tên gọi khác. Đó cũng là bài học nhắc nhở giới trẻ tự hòa về văn hóa dân tộc, và các nhà quản lý Văn hóa, Du lịch cần có chính sách bảo tồn phát huy, xây dựng thành lễ hội lớn đậm đà bản sắc Việt Nam.