Phát huy mối quan hệ tự nhiên, lịch sử giữa Báo chí và Văn chương
Bài tham luận tại Hội nghị "Báo chí và Văn chương cùng hướng tới giá trị nhân văn" do Hội Nhà văn và Hội Nhà báo Hải Phòng tổ chức tại Trang tâm Hội nghị thành phố sáng 19/05.
Xuất phát từ đặc trưng của 2 loại hình , nên có những quan điểm tách bạch Báo chí và Văn chương, nhưng trên thực tế chúng có mối quan hệ gắn kết tương hỗ. Vấn đề đặt ra là, quan điểm nhìn nhận vấn đề này ở các cơ quan báo chí như thế nào và phương pháp ứng dụng văn chương vào báo chí có khoa học hay không?chúng ta có xum tụ được hia đội ngũ nhà báo và nhà văn để cùng hướng tới mục tiêu cùng hướng tới giá trị nhân văn hay không? Đó là một vấn đề.
- Mối quan hệ tự nhiên lịch sử giữa văn học và báo chí
Trước hết, theo dõi tiến trình lịch sử báo chí Việt Nam, chúng ta thấy rất rõ địa hạt văn chương đã cung ứng cho báo chí một nguồn nhân lực dồi dào và chất lượng. Trên thực tế, đội ngũ nhà báo Việt Nam trước cách mạng tháng Tám năm 1945, hầu như đều nhà văn . Những ông “Vua phóng sự Băc kỳ” như Vũ Trọng Phụng và Ngô Tất Tố “bản tố khổ chan hòa nước mắt và lòng căm phẫn của nông dân” …đều là những nhà văn nổi tiếng đương thời. Cho đến hôm nay báo chí vẫn là miền thu hút những người vốn chuyên làm văn chương vào làng của mình, những nhà thơ, nhà văn nổi tiếng Đinh Thu Hiền, Đỗ Doãn Hoàng, Vi Thuỳ Linh đang là những nhà báo tên tuổi. Ngoài ra các khoa Ngữ Văn của các trường đại học hàng năm góp phần cùng với 3 trung tâm đào tạo nhà báo lớn cung cấp các nhà báo cho gần 700 trung tâm báo chí của toàn quốc…
Sự thật, một nguyên lý bất di bất dịch của một tác phẩm báo chí hay văn chương, người viết đều bắt đầu từ nội dung, đó là các hiện tượng mang tính sự kiện nghĩa là các hiện tượng có vấn đề. Cả nhà văn lẫn nhà báo đều kiếm tìm điều đó và giải quyết nó nhằm thúc đẩy cuộc sống phát triển. Rõ ràng sự gặp gỡ của văn chương và báo chí đã tạo ra một nguồn năng lượng rất lớn để có thể bùng nổ những tài năng nghệ sĩ. Văn chương đã không chỉ nâng cao bút lực mà còn góp phần quan trọng vào việc tăng cường bút hồn cho mỗi bài báo.
Điều này cho thấy tách rời con người văn chương và báo chí vốn là không thể và mối quan hệ được thiết lập (nhìn ở góc độ nhân lực) mà lỏng lẻo thì là sự lãng phí thậm chí là mất mát lớn.
Hiện tại trên thế giới, các Báo không chỉ có nội dung thông tin thời sự, mà thường bao hàm một dung lượng văn học trong thiết kế trang; đứng ở góc độ này, văn học chính là nhà cung ứng tác phẩm văn chương. Điểm các đầu báo hiện tại ở Việt Nam kể cả báo lớn như Nhân dân, Lao động, rất dễ nhận thấy tác phẩm văn chương vẫn là một phần quan trọng trên trang báo dù cho báo đó là nhật trình. Thật khó tưởng tượng những số báo đặc biệt như báo tết, báo xuân hay những báo cuối tháng, cuối tuần lại không có trang văn thơ. Sức hấp dẫn của báo chí không chỉ là thông tin thời sự, người đọc có thể mua báo bắt đầu từ một ham muốn được đọc tiếp một chuyện, được xem thơ của 1 tác giả yêu thích, sau đó mới xem thông tin. Một tờ báo nếu ví như kiến trúc ngôi nhà, có các phòng, đầy đủ nội thất, nhưng không có cửa sổ, một mảnh vườn, một chậu kiểng… sẽ rất bức bối. Như vậy rất cần lưu ý tới gu đọc của nhiều đối tượng, để thực hiện sản xuất. Ở hiện tượng này báo nhờ văn mà phát triển donah số, tăng doanh thu (góc độ kinh tế), tạo thương hiệu và qua đó đồng thời cũng thực hiện được mục tiêu truyền thông của mình.
Một điều quan trọng khi có sự phối hợp giữa báo chí với văn chương, bản thân nhà báo sẽ thấy rất rõ vai trò của văn chương trong việc cung cấp những thủ pháp nghệ thuật hữu hiệu và rất nhiều chất liệu văn chương để sáng tạo tác phẩm báo chí
Khi xét tác phẩm của những nhà báo tạo được phong cách, có thể dễ tìm thấy chất văn trong báo thể hiện ngay ở hình thức và nội dung trang viết. Ở đó, những đặc trưng của hai loại hình đã nương tựa hỗ trợ xuyên thấm vào nhau để tạo thành tác phẩm. Đã có những quan điểm thẳng thừng tuyên bố: chất văn, giọng điệu riêng chỉ thích hợp với tác phẩm văn chương, xa lạ với tác phẩm báo chí; nhưng có lẽ đây là quan điểm cực đoan, bởi bản thân mỗi người cá thể đã mang một tính cách tính tự nhiên, nên văn phong mà bị chống lấn bởi thứ văn phong khác thì x cá thể đó đã bị đồng hóa. Ngay đén cả những công thức khuôn như viết tin cũng có đến 5 bảy loại: nón ngược, nón xuôi, đồng hồ cát; và đoạn văn cũng 4-5 loại diẽn dịch, quy nạp, song hành, móc xích, tam đoạn luận… chúng được dùng trong tổ chức một phóng sự, một bút ký lại có sự sử dụng linh hoạt tạo ra “bát quái văn chương” biến ảo. Sự biến ảo này tùy thuộc vào khả năng của tường người. Chúng ta phải có hàng ngàn nhà báo khác nhau cứ không phải hàng ngàn nhà báo phải “đẽo mình” theo khuôn mẫu của một nhà báo.
Để tạo ra những phong cách khu biệt ấy, công cụ của văn học hỗ trợ nhà báo rất nhiều. Thực hiện tăng hiệu quả của tác phẩm báo chí, người ta đã sử dụng rất nhiều dạng thức văn học khác nhau từ ngôn ngữ hình tượng, đến cách kết cấu tác phẩm. Muốn truyền thông tri thức khoa họccho thiếu nhi có thể dùng nhân hóa, mà ở đó những chất hóa học, những ngôi sao, con vật… đều như người, tự nói cái mà nhà báo muốn nói. Những tít bài ấn tượng phải giàu chất gợi, đôi khi có vần điệu nhạc tính…chắc chắn sẽ thu hút đọc giả, ví dụ: “Mua vui cũng được một vài trống canh” (ANTG cuối tháng), “Gánh sách về làng” (Hải Phòng), “Giang hồ đất Cảng, đại náo Hà thành” (Pháp luật)…Chỉ bàn đến trong một bản tin khoảng 100 chữ, nếu giới thiệu chức danh, chức vụ, danh hiệu… của một nhân vật mà mất tới 30 chữ, nếu nhân vật đó xuất hiện tới 3 lần: đến dự, phát biểu, kết luận đã hết bản tin, nhưng chỉ một phép thế đại từ đã có thể rút bớt tới 60 chữ.
Hãy đọc đoạn trích bài báo “Điện Biên Phủ” của nhà báo Pháp Giăng Puthê “Một dân tộc hối hả mệt nhoài, sôi động như những đàn kiến buộc phải kiếm ăn trong những thung lũng nghèo, đập đất bằng vồ và tưới nước vào ruộng bằng từng gàu một. Họ tận dụng từng tấc đất trước cửa nhà mình để trồng rau xanh, ăn cơm với cá khô và chỉ dám uống một thứ bia nhẹ mà người ta gọi là rượu. Chính những con người ấy dũng cảm xông lên dưới làn trọng liên của kẻ thù, không vì thứ gì khác mà chỉ để được gọi là anh bộ đội Cụ Hồ. Họ đã làm lên chiến thắng Điện Biên Phủ. Ngày 7/5/1954 ở Hoa Thịnh Đốn treo cờ rủ, tại Pa ri như có quốc tang”-(Nhân Dân số 7/5/1985).
Đoạn báo trên tràn ngập hình tượng văn chương, sự liệt kê, cách trần thuật miêu tả kể chuyện, hệ thống tu từ… tất cả tràn ngập hơi văn tạo ra sự cuốn hút, những đó vẫn là một bài báo. Tại Việt Nam, những tác phẩm “Việc làng”, “ Kỹ nghệ lấy Tây”, “Tre Việt Nam”… nhờ đậm đặc chất văn mà sống với thời gian. Những trường hợp này cho thấy Báo và văn đã xảy ra hiện tượng hai trong một!
Để văn học phát huy vai trò hỗ trợ báo chí.
Từ những phân tích trên có thể thấy rất rõ mối quan hệ tương tác giữa hai địa hạt văn chương và báo chí với nhau. Chất báo chí kích thích văn chương đẩy tốc độ; cách nhìn và đánh giá sự kiện sắc sảo, mang hơi thở thời sự ; Ngược lại, văn trong báo lại giúp nhà báo phát hiện được chiều sâu văn hoá, đa dạng hình thức thể hiện và tăng sự thu hút, tác phẩm giàu chất nhân văn.
Từ tiếp cận này cho thấy, lãnh đạo cơ quan báo chí đến đội ngũ phóng viên, biên tập viên cần nhận thức được mối quan hệ đặc biệt này giữa hai loại hình, từ đó nghiên cứu tác dụng và chủ động ứng dụng nâng cao hàm lượng chất văn trong báo để viết, để biên tập theo những tác phẩm, đề tài cụ thể.
Người làm biên tập báo với tư cách “người gác cửa đền” nếu khô cứng máy móc, hoặc có quan điểm tách rời hai địa hạt văn và báo thì cánh cửa cho những tác phẩm báo giàu chất văn luôn bị đóng kín. Ngược lại nếu con người ấy có kiến văn, hồn văn và có bản lĩnh biên tập tức là nhìn thấy tác dụng của chất văn , uyển chuyển ứng dụng vào ngòi bút biên tập, thì chắc chắn sẽ có những tác phẩm hay, và góp phần tạo ra những phong cách viết đa dạng cho đội ngũ của một tờ báo. Một từ thần trên Báo nói, một câu bình sâu sắc trên báo hình, một hình ảnh đắc địa trên báo giấy...sẽ để lại nhiều ấn tượng nhiều cảm xúc hơn cho người đọc , người nghe.
Về cách xây dựng cấu tạo, cách dàn trang của tờ báo rất nên có “mảnh đất” của văn chương kể cả các trang nhật báo. Tại một thành phố không phải là trung tâm lớn về văn hóa (vốn văn hóa cổ không nhiều, các sự kiện văn hóa diễn ra ít và quy mô không lớn) việc xây dựng những góc Bloc mang tính văn nghệ trên các chuyên trang Văn hóa xã hội là có tính khả thi. Bên cạnh đó số báo cuối tuần với dung lượng văn nghệ lớn như hiện nay cũng cần có thêm những nội dung đặc thù văn chương bên cạnh sáng tác, đó là phê bình giới thiệu, định hướng xu hướng văn học nghệ thuật đương đại, các trào lưu quan điểm hiện thời trên một miền rộng tầm quy mô toàn quốc và thế giới, như vậy, Báo tạo ra được mảng thời sự văn học, định hướng nhận thức và phát triển văn học thành phố đó cũng là chức năng báo chí.
Dưới góc nhìn của quản lý, để thực hiện một vấn đề cần có 3 nội dung : Nhân lực , vật lực và tài lực. Về vấn đề nhân lực, bên cạnh việc phát huy nguồn nội sinh từ các cơ quan báo chí, Thành phố có cả một lực lượng sáng tác của Hội nhà văn, trên thực tế, không mấy người trong số trên 100 hội viên có bài cộng tác trên các loại hình báo. Điều này mâu thuẫn với lực lượng phóng viên của các cơ quan báo chí chuyên về lĩnh vực văn chương không nhiều và báo hình, báo giấy báo nói, báo mạng lại ra rất nhiều số.
Vấn đề là Các cơ quan báo chí Hải phòng có cần huy động nguồn lực văn nghệ sỹ, hay mối liên kết giữa Hội Nhà văn và các cơ quan báo chi chưa được thiết lập? Tại thời điểm này, tạp chí của Hội mới là nguyệt san, số tác phẩm dư thừa từ 100 nhà văn nhà thơ nếu không được tận dụng để mất tính thời sự sẽ là một lãng phí lớn. Từ nhận thức như vậy, nếu tạo được sự gắn kết giữa Hội và các cơ quan báo chí thì cần xây dựng mối quan hệ nhân lực bao gồm: cộng tác viên, biên tập viên, cố vấn... thực hiện viết bài, biên tập thẩm định chất lượng... theo hướng ổn định thay vì tự do trôi nổi như hiện thời.
Báo chí và Văn chương vốn tồn tại như hai ngôi sao trên bầu trời hiện thực, giữa chúng có những lực tương hỗ để cùng tồn tại và cùng tỏa sáng. Tin chắc rằng nếu hội tụ được những ưu thế của nhau và ứng dụng trên một quan điểm động và phương pháp khoa học, chúng ta sẽ có những tác phẩm báo chí có chất lượng hơn hiện tại./.