Quốc danh Việt Nam ai đã đặt tên?
Dân tộc ta bắt nguồn từ một bộ tộc Việt trong Bách Việt - chỉ tất cả các dân tộc phía nam Trung Hoa. Trong toàn bộ lịch sử, ta luôn dùng từ "Việt", để chỉ dân tộc và đất nước ta. Song cha ông ta cũng dùng từ "Nam" với ý nghĩa tương tự. Bài thơ Thần-tuyên ngôn độc lập đầu tiên, Lý Thường Kiệt viết: Nam quốc sơn hà nam đế cư. Từ Nam được dùng với nghĩa phương Nam để đối lại với phương Bắc (Trung Quốc). Chúng ta đã trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm, nhiều lần lập nước và thay tên nước. Theo đó tên Việt Nam được ghi nhận vào năm 1802 dưới triều vua Gia Long (Nhà Nguyễn). Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề về tên nước qua các biến cố lịch sử. Vấn đề “Quốc danh” Việt Nam có từ bao giờ do ai sáng tạo dần đã được sáng tỏ.
1. Lịch sử hai tiếng Việt Nam
Theo Bách khoa toàn thư Anh (1992) , hai tiếng Việt Nam bắt đầu từ thời Nguyễn do việc nhà Thanh bên Trung Hoa năm 1804 đã đảo ngược hai chữ Nam Việt mà Gia Long đề nghị sắc phong năm 1802. Trong cuốn chính sử nhà Nguyễn Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất ký có ghi lại sự kiện này. Vua Gia Long đã đề nghị nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên tên Nam Việt trùng với quốc hiệu của lãnh thổ nhà Triệu, gồm ở Lưỡng Quảng Trung Hoa; nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804. Đây là sự thật lịch sử được khẳng định vì thời gian chưa lâu và văn bản còn lưu giữ.
Tuy nhiên, theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (thế kỷ 19), thì từ thời nhà Trần, Hàn lâm viện học sĩ Hồ Tông Thốc đã viết bộ sách Việt Nam thế chí (Không còn văn bản). Cuốn Dư địa chí của Nguyễn Trãi (1380-1442), trong thế kỷ 15 cũng đã nhiều lần nhắc đến hai tiếng Việt Nam. Song đáng tiếc, Dư địa chí chỉ được khắc ván in ở thế kỷ 19 khi đã có quốc hiệu Việt Nam rồi, những bản trước không có niên hiệu rõ ràng. Bởi vậy khó có thể xác định được hai tiếng Việt Nam có phải xuất hiện trong những văn bản này hay không.
2. Nguyễn Bỉnh Khiêm và hai tiếng Việt Nam
Ngay trang mở đầu tập Trình tiên sinh quốc ngữ đã có câu: "Việt Nam khởi tổ xây nền" bản AB 444 trong kho sách của Viện Hán Nôm. Theo quan niệm chính thống nêu trên, hai chữ Việt Nam không được phép có mặt trước năm 1804, trong khi thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm lại có từ 400 năm trước. Vấn đề đặt ra là có thật hai chữ Việt Nam đã được dùng cách đây hơn 500 năm để chỉ tên gọi đất nước? Trước Nguyễn Bỉnh Khiêm còn những ai đã dùng danh xưng Việt Nam? Liệu có những bằng chứng khảo cổ về vấn đề này? Từ bản gốc Sấm Trạng Trình, đã khẳng định được hai tiếng Việt Nam đã được sử dụng từ thế kỷ 15. Song bản sấm này được truyền lại qua những bản chép tay, nên cứ liệu khoa học khẳng định là của tác giả Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn thiếu căn cứ. Các nhà khoa học đã tìm một hướng tiếp cận khác ,đó là nghiên cứu từ thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm.. Thật bất ngờ, hai tiếng Việt Nam được cụ nhắc tới bốn lần: Trong tập thơ Sơn hà hái động thường vịnh (Vịnh về núi non sông biển) đã đề cập tới. Rõ hơn, trong các bài thơ gửi trạng Giáp Hải, cụ có viết: "Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại, Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam"; còn trong bài gửi trạng Nguyễn Thuyến, "Tiền đồ vĩ đại quân tu ký / Thùy thị công danh trọng Việt Nam".
Tuy vậy đây vẫn là những văn bản chép tay. Để khẳng định thêm, các nhà khoa học đã mở ra những hướng tiếp cận khai thác tìm kiếm từ những văn bia đá. Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà sinh học trở thành chủ nhiệm môn Khoa học Dự báo đã thuật lại quá trình này: “ Tôi đã đi tìm trong bi ký (bài ký trên bia đá). Nhờ một số nhà khoa học Viện Hán Nôm, tôi đã tìm ra trong bia trùng tu chùa Phúc Thánh (Quế Võ, Bắc Ninh) năm 1664, phần bài Minh có câu Việt Nam cảnh giới, Kinh Bắc thừa tuyên. Sau đó là bia trùng tu chùa Bảo Lâm (Chí Linh, Hải Dương) năm 1558, Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ, bia chùa Cam Lộ (Hà Tây), năm 1590, Chân Việt Nam chi đệ nhất”.
Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện tổng số 12 bia có hai tiếng Việt Nam. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16, 17. như bia chùa Phúc Thánh 1664 ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng nhất là tấm bia Thủy Môn Đình ở biên giới Lạng Sơn do trấn thủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị thứ tám (1670), có câu : Việt Nam hầu thiệt trấn bắc ải quan (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Đây là tấm bia có niên đại muộn hơn song nó có danh tính người soạn, hơn nữa đây là một mệnh quan triều đình, là phát ngôn chính thức”. Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý người Việt ở phương Nam
Ngoài ra, còn một bản in khắc gỗ có danh xưng Việt Nam năm 1752. Như vậy, hai tiếng Việt Nam đã có từ lâu. Các cứ liệu này cho thấy cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sáng tạo hai tiếng Việt Nam; bởi chỉ mình Cụ sử dụng nó nhiều nhất và có ý thức nhất so với tất cả các tác gia Việt Nam cổ đại. Đồng thời các văn bia cổ xuất hiện hai tiếng này đúng từ thời kỳ mà Cụ đang sống hoặc sau đó không lâu.
Tuy vậy đây vẫn là những văn bản chép tay. Để khẳng định thêm, các nhà khoa học đã mở ra những hướng tiếp cận khai thác tìm kiếm từ những văn bia đá. Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà sinh học trở thành chủ nhiệm môn Khoa học Dự báo đã thuật lại quá trình này: “ Tôi đã đi tìm trong bi ký (bài ký trên bia đá). Nhờ một số nhà khoa học Viện Hán Nôm, tôi đã tìm ra trong bia trùng tu chùa Phúc Thánh (Quế Võ, Bắc Ninh) năm 1664, phần bài Minh có câu Việt Nam cảnh giới, Kinh Bắc thừa tuyên. Sau đó là bia trùng tu chùa Bảo Lâm (Chí Linh, Hải Dương) năm 1558, Việt Nam đại danh lam bất tri kỳ cơ, bia chùa Cam Lộ (Hà Tây), năm 1590, Chân Việt Nam chi đệ nhất”.
Cho đến nay, một số nhà nghiên cứu khác đã phát hiện tổng số 12 bia có hai tiếng Việt Nam. Tất cả đều có niên đại thế kỷ 16, 17. như bia chùa Phúc Thánh 1664 ở Bắc Ninh. Tuy nhiên, phát hiện quan trọng nhất là tấm bia Thủy Môn Đình ở biên giới Lạng Sơn do trấn thủ Lạng Sơn Nguyễn Đình Lộc soạn năm Cảnh Trị thứ tám (1670), có câu : Việt Nam hầu thiệt trấn bắc ải quan (đây là cửa ngő yết hầu của nước Việt Nam và là tiền đồn trấn giữ phương Bắc). Đây là tấm bia có niên đại muộn hơn song nó có danh tính người soạn, hơn nữa đây là một mệnh quan triều đình, là phát ngôn chính thức”. Về ý nghĩa, phần lớn các giả thuyết đều cho rằng từ "Việt Nam" kiến tạo bởi hai yếu tố: chủng tộc và địa lý người Việt ở phương Nam
Ngoài ra, còn một bản in khắc gỗ có danh xưng Việt Nam năm 1752. Như vậy, hai tiếng Việt Nam đã có từ lâu. Các cứ liệu này cho thấy cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sáng tạo hai tiếng Việt Nam; bởi chỉ mình Cụ sử dụng nó nhiều nhất và có ý thức nhất so với tất cả các tác gia Việt Nam cổ đại. Đồng thời các văn bia cổ xuất hiện hai tiếng này đúng từ thời kỳ mà Cụ đang sống hoặc sau đó không lâu.
Về yếu tố thời đại,vì sao có thể coi Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đầu tiên sử dụng Việt Nam như là quốc hiệu? Thế kỷ 15, nhà Mạc cướp ngôi nhà Lê ở nước ta, nhà Minh bên Trung Quốc lấy cớ đem quân can thiệp. Nhà Mạc đầu hàng, Đại Việt lúc đó bị biến thành một quận của Trung Quốc, không còn quốc hiệu. Mạc Đăng Dung được nhà Minh phong làm An Nam đô sứ ty. Trên thực tế Mạc Đăng Dung vẫn là vua một nước, để vừa đối phó với triều đình phương Bắc, vừa an dân, tên nước được gọi là Việt Nam. Lúc ấy, Nguyễn Bỉnh Khiêm là Tể tướng và là học giả đứng đầu cả nước, nên nhiều khả năng ông đặt ra cách gọi này, để phục vụ chính vương triều mà mình đang phò tá.
Mặt khác, do Trạng Trình được coi là một nhà tiên tri lỗi lạc, cũng có người muốn thần bí hóa bằng cách giải thích: Do nhìn thấy trước việc nhà Thanh phong vương cho Gia Long và gọi nước ta là Việt Nam nên ông đã gọi trước tên nước là Việt Nam để tránh sự lúng túng cho hậu thế: Tên gọi là do ngoại quốc áp đặt. Trên thực tế, vài chục năm sau, nhà Nguyễn để tránh bị phụ thuộc đã đổi tên nước là Đại Nam.
Từ phân tích trên có thể khẳng định quốc hiệu Việt Nam được Trạng Trình sử dụng đầu tiên, nhiều nhất và có ý thức nhất. Từ nguồn gốc này, có thể bác bỏ các quan điểm về lịch sử xuất hiện quốc hiệu đất nước Việt Nam đầu tiên, theo các văn bản hiện hành.
Mặt khác, do Trạng Trình được coi là một nhà tiên tri lỗi lạc, cũng có người muốn thần bí hóa bằng cách giải thích: Do nhìn thấy trước việc nhà Thanh phong vương cho Gia Long và gọi nước ta là Việt Nam nên ông đã gọi trước tên nước là Việt Nam để tránh sự lúng túng cho hậu thế: Tên gọi là do ngoại quốc áp đặt. Trên thực tế, vài chục năm sau, nhà Nguyễn để tránh bị phụ thuộc đã đổi tên nước là Đại Nam.
Từ phân tích trên có thể khẳng định quốc hiệu Việt Nam được Trạng Trình sử dụng đầu tiên, nhiều nhất và có ý thức nhất. Từ nguồn gốc này, có thể bác bỏ các quan điểm về lịch sử xuất hiện quốc hiệu đất nước Việt Nam đầu tiên, theo các văn bản hiện hành.
3- Một số quốc danh chính xuất hiện trong lịch sử Việt Nam
1.Văn Lang : Văn Lang được coi là quốc hiệu đầu tiên cho Việt Nam. Quốc gia này có kinh đô đặt ở Phong Châu nay thuộc tỉnh Phú Thọ. Lãnh thổ gồm khu vực Đồng bằng bắc bộ và ba tỉnh Thanh, Nghệ, Hà Tĩnh bây giờ. Quốc gia này tồn tại cho đến năm 258 TCN.
2. Âu Lạc : Năm 257 TCN, nước Âu Lạc được dựng lên, từ liên kết các bộ lạc Lạc Việt (Văn Lang) và Âu Việt, dưới uy thế của Thục Phán - An Dương Vương. Âu Lạc có lãnh thổ bao gồm lãnh thổ của Văn Lang trước đây và một phần đông nam Quảng Tây (Trung Quốc).
Khoảng cuối thế kỷ thứ 3 TCN, đầu thế kỷ thứ 2 TCN (năm 206 TCN hoặc 179 TCN), Triệu Đà (quận úy Nam Hải-nhà Tần) tung quân đánh chiếm Âu Lạc. Cuộc kháng cự của An Dương Vương thất bại, nhà nước Âu Lạc bị xóa sổ.
3.Vạn Xuân: là quốc hiệu của Việt Nam trong một thời kỳ độc lập ngắn ngủi khỏi chính quyền trung ương của thowif Tiền Lý dưới sự lãnh đạo của Lý Nam Đế. Quốc hiệu này tồn tại từ năm 544 đến năm 602
4. Đại Cồ Việt: là quốc hiệu của Việt Nam từ thời Đinh đến đầu thời nhà Lý, do Đinh Tiên Hoàng đặt năm 968. Quốc hiệu này tồn tại 86 năm đến năm 1054, đời vua Lý Thánh Tông đổi sang quốc hiệu khác.
5.Đại Việt là quốc hiệu của Việt Nam từ thời Lý, bắt đầu từ năm 1054, khi vua Lý Thánh Tông lên ngôi. Quốc hiệu này tồn tại không liên tục (gián đoạn 7 năm thời Hồ và 20 năm Thời thuộc Minh), đến năm 1084, trải qua các vương triều Lý, Trần, Mạc và Tây Sơn, khoảng 743 năm.
6.Đại Ngu là quốc hiệu của Việt Nam thời Hồ. Quốc hiệu Đại Việt được đổi thành Đại Ngu năm 1400 khi Hồ Quý Ly lên nắm quyền. Sau khi nhà Hồ bị thất bại trước nhà Minh, và nhà Hâuk Lê giành lại độc lập cho Việt Nam, quốc hiệu của Việt Nam đổi lại thành Đại Việt.
Về quốc hiệu này, theo truyền thuyết, họ Hồ là con cháu Ngu Thuấn (là một trong Ngũ Đế nổi tiếng ở Trung Hoa thời thượng cổ); sau này con Ngu Yên là Vĩ Mãn được phong cho ở đất Trần gọi là Hồ Công, sau dùng chữ Hồ làm tên họ. Hồ Quý Ly nhận mình là dòng dõi họ Hồ, con cháu Ngu Thuấn, nên đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Chữ Ngu ( có nghĩa là "sự yên vui, hòa bình"), chứ không có nghĩa là "ngu si".
7. Việt Nam : Đất nước Việt Nam phát triển sau các cuộc Nam tiến trong 700 năm
Vua Gia Long đã đề nghị Nhà Thanh công nhận quốc hiệu Nam Việt, với lý lẽ rằng "Nam" có ý nghĩa "An Nam" còn "Việt" có ý nghĩa "Việt Thường". Tuy nhiên nhà Thanh đổi ngược lại thành Việt Nam để tránh nhầm lẫn, và chính thức tuyên phong tên này năm 1804.
8. Đại Nam : Năm 1820, vua Minh Mạng lên ngôi xin nhà Thanh cho phép đổi quốc hiệu Việt Nam thành Đại Nam , ngụ ý một nước Nam rộng lớn. Tuy nhiên nhà Thanh đã không chính thức chấp thuận. Khi nhà Thanh bắt đầu suy yếu, vua Minh Mạng đã chính thức đơn phương công bố quốc hiệu mới Đại Nam vào ngày 15/2/1839. Quốc hiệu này tồn tại đến năm 1945.
9. Đế quốc Việt Nam : Sau khi Nhật đảo chính Pháp vào ngày 9/3/1945, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập và thành lập chính phủ độc lập trên danh nghĩa vào ngày 17/4/1945, đứng đầu là nhà học giả Trần Trọng Kim, với quốc hiệu Đế Quốc Việt nam. Sau khi Nhật đầu hàng, Nam Kỳ mới được trao trả ngày 14/8/1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Đây trên danh nghĩa là chính phủ đầu tiên của nước Việt Nam độc lập, danh xưng Đế quốc Việt Nam được chính thức dùng làm quốc hiệu và đất Nam kỳ được thống nhất về mặt danh nghĩa vào đất nước Việt Nam.
Thời kỳ trên cùng một lãnh thổ có nhiều chính phủ dẫn đến có nhiều tên gọi khác nhau
10. Việt Nam Dân chủ Cộng hòa :là tên gọi của cả nước Việt Nam từ 1945-1976 đến. Nhà nước này được thành lập vào ngày 2/9/1945 (ngày Quốc khánh của Việt Nam ngày nay). Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối đầu với Thực dân Pháp và Quốc gia Việt nam được lập ra dưới cái ô của Pháp năm 1949. Trong thời kỳ 1954-1975, chính thể này phải đối đầu với Việt Nam Cộng hòa được thành lập tại miền nam Việt Nam
11. Nam Kỳ quốc : hay Nam Kỳ Cộng hòa quốc hoặc Cộng hòa Nam Kỳ ( République de Cochinchine) là danh xưng do chính phủ Pháp đặt ra cho vùng lãnh thổ Việt Nam phía dưới vĩ tuyến 16. Chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ được thành lập ngày 26/3/1946, về danh nghĩa là một quốc gia độc lập với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng này tồn tại được 2 năm, sau đó lại chính quyền Cộng hòa Nam Kỳ giải thể, đổi tên lại thành Chính phủ Nam phần Việt Nam, rồi sát nhập vào chính quyền lâm thời Quốc gia Việt nam ngày 2 tháng 6 năm 1948.
12. Quốc gia Việt Nam: là danh xưng của toàn bộ vùng lãnh thổ Việt Nam, ra đời chính thức từ Hiệp ước Elysée ký ngày 8/3/1949, giữa Tổng thống Pháp Vintcent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại. Về danh nghĩa, chính quyền thuộc khối Liên hiệp Pháp, độc lập, đối kháng và tồn tại trên cùng lãnh thổ với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Danh xưng Quốc gia Việt Nam tồn tại trong 6 năm (1949-1955). Năm 1955, Ngô Đình Diệm phế truất Quốc trưởng Bảo Đại, giải tán Quốc gia Việt Nam, thành lập chính quyền Việt Nam Cộng hòa.
13. Việt Nam Cộng hòa: là tên gọi quốc gia được thành lập tại nam Việt Nam, kế tục Quốc gia Việt Nam (1949–1955). Trong cuộc trưng cầu dân ý