Ấn Độ: Vì sao dân tin dùng nước đái bò chống Covid?
Khi thảm họa tàn khốc Covid -19 giáng xuống Ấn Độ với mỗi ngày 3-5 ngàn người chết, khi cuộc chống lại dịch bệnh của đất nước này “vỡ trận”, những lù thiêu xác người nóng chảy vì quá tải và Y học đang bó tay thì niềm tin tôn giáo trỗi dậy. Đã có hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người dân Ấn tin vào bài thuốc chữa Covid – 19, đó là… cứt và nước đái của “Thần bò”!
Tiệc nước đái bò!
Trong làn sóng hoang mang tột độ, nhiều tin đồn thậm chí xuất phát từ các lãnh đạo của một đảng chính trị ở Ấn Độ tin rằng chà phân bò lên người sẽ ngăn được virus. Theo New York Times, nhiều loa phát thanh ở Myanmar phát lời khuyên rằng đặt tiêu trên lưỡi để chống virus. Thực tế theo thông tin của tờ Daily Mail thì Hindu Akhil Bharat, tức Liên minh Hindu giáo toàn Ấn Độ, vào ngày 14.3 đã tổ chức một bữa tiệc uống nước tiểu bò ở New Delhi (Ấn Độ) có tới 200 người tham gia. Người tham gia tin rằng nước tiểu bò có thể giúp họ ngăn được Covid-19.
Giới chức Y tế Ấn Độ và WHO đã lên tiếng phản đối và cảnh báo những hệ lụy có thể phát sinh từ cách trị liệu mang tính dị đoan này. Họ cũng đưa ra hàng loạt giải đáp liên quan đến chủng virus corona mới và các hướng dẫn để mọi người tự bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên đó không phải là việc dễ thuyết phục với những người dân đang khủng hoảng niềm tin vào khoa học, và phong tròa uống nước đái bò vẫn có nguy cơ lan rộng dẫn tới những chuyện thật như đùa. Đó là nhân viên của cục hải quan đã tìm thấy hai "món hàng" (túi đựng cứt bò), bỏ trong một chiếc vali bị bỏ lại trên chuyến bay của hãng hàng không Air India bay tới sân bay quốc tế Dulles, Washington. Sợ hãi về tình trạng có thể gia tăng, Cục Hải quan Mỹ phải tuyên bố chính thức khuyên mọi người không được mang phân bò trong hành lý khi nhập cảnh vào Mỹ. Đồng thời lên tiếng khuyến cáo rằng phân bò không chỉ không có tác dụng chống lại virus gây ra COVID-19 hay bất kỳ mầm bệnh nào khác, mà còn có nguy cơ làm lây lan dịch lở mồm long móng, dịch bệnh vô cùng nguy hiểm đối với ngành chăn nuôi ở Mỹ nói riêng và thế giới nói chung.
Vì sao dân Ấn mê muội?
Trong văn hóa của người Ấn Độ, bò là loài vật thiêng liêng, được tôn thờ như những vị thần, Bò là linh vật ở Ấn Độ, nhất là với cộng đồng theo đạo Hindu. Những tín đồ Bàlamon giáo thờ con bò, người theo đạo Bàlamôn tôn thờ con bò như đấng thiêng liêng của mình, họ không ăn thịt bò, thậm chí còn ví vẻ đẹp đôi mắt của thiếu nữ như mắt bò cái. Điều đó chứng tỏ ở đây xa xưa cộng đồng người ở đây đã lấy con bò làm tổ tiên của mình
Sự thần thánh của bò bắt nguồn từ việc bò là vật cưỡi của thần Shiva. Đây là con bò mộng Nandi. Bò thần Nandin hay còn gọi là Nandi, Nandil, còn có tên khác là Kapin (hoặc Kapil) được người ta cho rằng là hai mắt tròn, bò Nandin còn có con mắt thứ ba. Con mắt này gọi là thiên nhãn phát ra những phép thuật nhiệm mầu và là mối liên kết giữa con người và thần linh. Do ảnh hưởng của Ấn Giáo trong đạo Phật, bò cũng được coi là con vật linh thiêng thậm chí bài kinh thứ 33 trích trong Kinh Trung Bộ từ tiếng Pali. Kinh này Phật dạy người chăn bò phải có đầy đủ 11 đức tính mới có thể chăn giữ được đàn bò của mình tốt đẹp.
Trong kinh Veda, bộ kinh lâu đời nhất của Hindu giáo, con bò được kết nối với Aditi, mẹ của các vị thần. Những tín đồ Hindu thậm chí còn có một "ngày lễ dành cho bò gọi" là Gopastami, năm nay rơi vào 11/11. Bò mộng Nandi được gọi là thánh Hindu bán thần. Ngôi đền Dodda Basavana Gudi là ngôi đền lớn nhất thờ vị thần bò Nandi trên thế giới. Chính vì Bò Nandin là linh vật thần Shiva thường cưỡi, là “Mẹ của quá khứ và tương lai”, cung cấp sữa nuôi sống con người và giúp trị bá bệnh.
Từ những điều trên có thể nói dân Ấn trong cơn hoang mang mất niềm tin vào khoa học đã tìm đến tôn giáo. Họ coi đây là cánh cửa cuối cùng giải thoát hiểm nguy, mà Thần bò là vị thần có chức năng giải nguy khốn như vậy. Đặc biệt trong bối cảnh này những tuyên bố của thần đồng tiên tri Ấn Độ Abhigya Anand có những tác động tâm linh theo hướng tiêu cực rất mạnh tới cộng đồng người Ấn. Theo đó, Abhigya Anand nói rằng, chỉ khi chúng ta có cách miễn dịch thì mới tự bảo vệ mình khỏi những đợt bùng dịch này trong tương lai. Anand cũng cảnh báo con người phải ngừng ngay hành động giết hại động vật và làm hại mẹ thiên nhiên bằng mọi cách. Nếu không dừng lại, chúng ta sẽ tăng thêm "nghiệp chướng" và phải đối mặt với cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Trong số đó Anand nói về con bò vốn là thần linh, nhưng khi chế Vắc xin người ta lại dùng một số bộ phận của nó để tạo nhiên liệu; do vậy Văc xin sẽ không có tác dụng. Đây cũng chính là nguyên nhân trả lời cho câu hỏi vì sao Ấn Độ là “Công xưởng chế tạo Văc xin của thế giới” mà thảm họa lại cũng đồng thời ghê rợn nhất quả đất?