Có thể bạn quan tâm
Donald Trump responds to the movement to smash the president - Donald Trump ứng phó với phong trào đập phá tượng tổng thống
Since the end of May 2020. the US ear of rioting seems to have been organized and erupted, including the demolition of statues of presidents and the threat of Jesus Christ that rocked the whole country; after Hennepin police case, Minneapolis (USA) pressed his knee on the neck of a black man named Floyd for 8 minutes 46 seconds on May 25 and caused his death.
Từ cuối tháng 05 năm 2020. tai Hoa Kỳ bạo loạn đập phá dường như được tổ chức và bùng phát trong đó có việc đập phá tượng các tổng thống và đe dọa đập tượng Chúa Jesu làm rung chuyển toàn quốc; sau vụ cảnh sát Hennepin, Minneapolis (Mỹ) đè đầu gối lên cổ người đàn ông da đen tên là Floyd trong 8 phút 46 giây hôm 25.5 và tạo ra cái chết của anh ta.
Đe dọa đập tượng Chúa Jesu kéo đổ hàng loạt tượng tổng thống
Theo chuyên đề “Thế giới nhìn từ Vatican” Đài phát thanh Vatican, trong một diễn biến thật đáng buồn một nhà hoạt động cho quyền của người da đen trong phong trào “Black Lives Matter” nghĩa là “Mạng Sống Người Da Đen Đáng Giá” đã lớn tiếng đòi giật sập tất cả các tượng Chúa, Đức Mẹ và các thánh trên đất Mỹ. Ngày 22/6, nhà hoạt động Shaun King (40 tuổi) đã viết trên Twitter của mình “Vâng, tôi nghĩ những bức tượng của người châu Âu da trắng mà họ gọi là Jesus cũng nên bị phá bỏ. Những bức tượng đó là hình dạng của người thượng đẳng da trắng…”. lời kêu gọi giữa lúc cao trào lật đổ các bức tượng tổng thống và các nhân vật lịch sử đang dâng cao tại Mỹ. Quan điểm của những người “nổi dậy” này cho rằng những bức tượng này đều là tượng của những nhân vật liên quan đến thời buôn nô lệ hoặc rộng ra là chế độ thực dân, đế quốc."Tượng đài tưởng niệm những người đã cổ súy cho sự tàn bạo và dã man để đạt được mục đích thuần túy phân biệt chủng tộc là sự lăng mạ đầy lố bịch đối với các lý tưởng đó. Tượng những kẻ đó là nhằm tôn vinh lòng thù hận chứ không phải là di sản. Chúng phải bị dỡ bỏ."
Hiện tại, trong suốt nửa cuối tháng 6 năm 2020 đã diễn ra nhiều cuộc phá tượng đài, theo đó, hôm 14/06, một nhóm người kéo đổ tượng tổng thống Thomas Jefferson khỏi trường Jefferson High School ở North Portland, Hoa Kỳ. Bốn ngày sau, những người biểu tình đã xô đổ một bức tượng của Tổng thống Washington vào ngày 18/6; một số người trong số họ quấn đầu bức tượng trong một lá cờ Mỹ và sau đó đốt cờ Mỹ. Tại thành phố San Francisco, California, một nhóm khoảng 400 người kéo đổ ba bức tượng của Tướng Ulysses S. Grant, tổng thống thứ 18 của Mỹ. Vào chủ nhật 21.6, thành phố New York quyết định di dời bức tượng tổng thống Theodore Roosevelt. Bức tượng nhìn xuống công viên Central Park gồm ba nhân vật: ông Roosevelt cưỡi ngựa, bên phải có người thổ dân Mỹ bản địa và bên trái là người Mỹ gố̃c châu Phi, đứng ở bên. Hàng loạt bức tượng cũng bị kéo đổ. Thảm thương hơn cả là tượng Columbus nhà thám hiểm Thế kỷ 15, bị chặt cụt đầu ở Boston dùng dây hạ xuống ở cả Minneapolis, Minnesota và Richmond, Virginia, tượng bị lôi và quăng xuống một hồ nước đồng thời dựng tại đây tấm biển "Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, sẽ không ai muốn nhớ tới ngươi"… Tình trạng đập phá như một cơn sóng dữ lan tràn khắp Hoa Kỳ tới mức ngày 10/6, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, phải lên tiếng kêu gọi tạm thời dỡ bỏ 11 tượng đài tưởng niệm các lãnh đạo thuộc Liên Minh Miền Nam.
Hành động của Tổng thống Donald Trump
Đáp lại tiếng gào thét của làn sóng đập phá, ngày 10/6 Thị trưởng thành phố Boston là Marty Walsh đã cực lực lên án hành động phá hoại này. Sau đó, Tổng thống Donald Trump đã phant ứng trên của mình: "Những kẻ CÔN ĐỒ này không hề tôn trọng những ký ức về George Floyd và tôi sẽ không để điều này xảy ra. Tôi vừa nói chuyện với Thống đốc Tim Walz và nói rằng quân đội Mỹ sẽ luôn ở bên ông ấy. Có bất cứ khó khăn nào chúng tôi sẽ khôi phục quyền kiểm soát nhưng một khi việc cướp bóc bắt đầu, súng sẽ nổ. Xin cảm ơn!". Và vào hôm thứ Tư (24/6) trong buổi họp báo tại Nhà trắng đã cam kết sẽ bảo vệ tượng Chúa Jesus và các bức tượng của cha ông khai quốc Hoa Kỳ trước sự phá hoại của những kẻ bạo loạn cánh tả. Ông nói: “Bọn chúng đang nhắm vào Chúa Jesus. Chúng đang nhắm vào George Washington. Chúng đang nhắm vào Abraham Lincoln, Thomas Jefferson. Sẽ không để điều đó xảy ra. Chừng nào tôi còn ở đây, sẽ không để điều đó xảy ra”. Ông Donald Trump đồng thời cũng đăng tải một dòng trạng thái trên Twitter rằng: “Rất nhiều người ở Washington đã bị bắt vì hành động phá hoại tượng cựu Tổng thống Andrew Jackson ở công viên Lafayette…Có thể lĩnh án 10 năm tù. Hãy cẩn thận”.
Tiếp đó, Ngày 26-6, theo Đài Fox News Tổng thống Donald Trump thông báo ông đã ký một sắc lệnh hành pháp "rất mạnh mẽ" để bảo vệ các di tích, đài tưởng niệm và tượng, đồng thời đe dọa những kẻ nào kéo đổ các công trình như vậy sẽ chịu án tù dài, đồng thời cũng lo lắng rằng hành động phá hoại các bức tượng trên khắp quốc gia sẽ dẫn tới việc người Mỹ quên mất "di sản" và "văn hóa" của đất nước. Sắc lệnh nêu rõ các lực lượng bảo vệ pháp luật cần xử lý nghiêm, kể cả kết án tù giam, những đối tượng có hành vi đập phá các tượng đài công cộng. Nhà trắng cũng khẳng định, chính quyền không bao giờ cho phép những kẻ bạo loạn kiểm soát đường phố, viết lại lịch sử đất nước hoặc gây tổn hại tới cuộc sống của người dân Mỹ. Để truển khai thực thi sắc lệnh này, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ William Barr ngày 26/6 đã ra lệnh thành lập lực lượng đặc nhiệm để đấu tranh với làn sóng mà ông gọi là “những phần tử cực đoan” chống chính phủ” được chỉ đích danh là phong trào mang tên “boogaloo,” và phong trào Antifa cánh tả vowqis các hành động được miêu tả là “những mối đe dọa không ngừng về tình trạng vô luật pháp” làm rung chuyển nước Mỹ. Lực lượng này dựa trên nòng cốt là Cục Điều tra Liên bang (FBI) và các thành viên của những cơ quan thực thi pháp luật khác do 2 luật sư Mỹ, đến từ bang Texas và New Jersey, lãnh đạo.
NĐM