Có thể bạn quan tâm
Những mùa Trạng Nguyên miền đất Cảng
{flv}g1{/flv}
Bài viết thuyết minh PS truyền hình ngày hội thạc sỹ tiến sỹ Hải Phòng lần thứ 5
ngày 12/03/2011 - Đài THHP thực hiện phát tại hội nghị và THHP ngày 12/3
Từ ngàn xưa, các Triều đại phong kiến Việt cổ đã coi trọng đạo học và công việc đào tạo người hiền tài làm rường cột cho xã tắc. Thân Nhân Trung, một học giả thời Lê Thánh Tông đã đúc kết thành triết lý “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước nhược tàn”. Và dường như đó cũng là thông điệp của các vương triều phong kiến giống như ngọn lửa vĩnh hằng cháy trên đất Việt. Người Hải Phòng hòa nhập vào dòng chảy học vấn ấy với niềm tự hào riêng của mình. Hàng trăm tiến sỹ đỗ đạt và cống hiến trí tuệ cho sự hưng thịnh của nhiều triều đại, và ba trạng nguyên đầu triều Lê và Mạc, đó là Lê ích Mộc (1502); Trần Tất văn (1526) và Nguyễn Bỉnh Khiêm (1535) nổi lên như ba đỉnh học vấn chói sáng của cả dải đất vùng Duyên hải Bắc bộ đầy sóng gió. Đặc biệt Nguyễn Bỉnh Khiêm “Cây đại thụ trùm bóng thế kỷ XVI”, trở thành một biểu tượng cao vọi của học vấn uyên thâm, xử thế uyên bác và hành đạo nhân sinh. Bạch vân Am đã trở thành trường Đại học đầu tiên ở vùng đất cửa biển và là là một “ Quốc tử giám Hải Phòng” hiện hữu đến hôm nay. Trên nền đất của những danh nhân ấy, những mùa hoa trạng nguyên luôn nở thắm. Quá khứ không chỉ là quá khứ, nó vẫn đang hằng sống, sinh sôi phát triển và trở thành điểm tựa cho lớp lớp thế hệ người đất cảng, trong thời kỳ mới, vươn lên chinh phục những chân trời, tiếp tục tô thắm những mùa hoa trạng nguyên.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 11 đã khẳng đình: để đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, một trong những nội dung trọng tâm là nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, gắn với ứng dụng khoa học kỹ thuật và đẩy mạnh kinh tế tri thức... Điều đó cho thấy, nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chất lượng cao luôn Đảng và nhà nước ta đặc biệt coi trọng...
Là một trong những trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của cả nước và vùng duyên hải Bắc bộ, do vậy việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao được các cấp lãnh đạo ở Hải Phòng quan tâm và đề ra những chủ trương, nghị quyết cụ thể, thiết thực mà trong đó việc khuyến khích các cán bộ quản lý, công chức, viên chức nâng cao trình độ nghiệp vụ, trở thành những tiến sỹ, thạc sỹ với nhiều đề tài nghiên cứu khoa học có tính ứng dụng cao trong quá trình phát triển chung của thành phố và đất nước... Đó cũng là nhiệm vụ quan trọng để Hải Phòng sớm trở thành trung tâm giáo dục đào tạo vùng Duyên Hải Bắc Bộ như tinh thần nghị quyết 32 của Bộ Chính Trị về xây dựng và phát triển thành phố đã đề ra...
Với hơn 1400 thạc sỹ và 137 tiến sỹ, Giáo dục - đào tạo hiện có Hải phòng trở thành một trong 3 trung tâm có số lượng cán bộ trình độ cao của toàn quốc. Chỉ tính riêng 3 năm từ 2008 đến nay, toàn ngành giáo dục đào tao đã có thêm gần 500 thạc sỹ và 55 tiến sỹ...
Để có được con số ấn tượng đó, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân mỗi thạc sỹ, tiến sỹ, thì việc quan tâm của ngành chủ quản, các trường Đại học, cao đẳng và các đơn vị giáo dục là một yếu tố quyết định. Nhiều năm qua, Sở giáo dục đào tạo đã làm tốt công tác tham mưu với lãnh đạo thành phố xây dựng những chủ trương và biện pháp đúng đắn. Chính điều này đã tạo ra hướng đi mới với những lộ trình cụ thể và thể chế hóa được những cơ chế căn bản cho công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành giáo dục- Đào tạo. Từ năm 2002, Thành phố đã có dự thảo văn bản về chủ trương, giải pháp đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Năm 2008 tại Nghị quyết số 04/2008/NQ-HĐND< Hội đồng nhân dân Thành phố đã chính thức có nghị quyết “ về một số chủ trương, giải pháp chủ yếu phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập, công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010, 2020”. Và đầu năm 2009 UBND thành phố đã ra Quyết định số 477/QĐ-UBND “ Ban hành Quy chế Hoạt động của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án phát triển nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành phố đến năm 2010, 2020”. Những văn bản này đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các Sở chức năng, các đơn vị giáo dục cơ sở trên địa bàn thành phố tiến hành hiệu quả những chương trình đào tạo nguồn nhân lực cất lượng cao của riêng mình.
Trong quá trình ấy phải ghi nhận sự vận dụng sáng tạo của các đơn vị cơ sở trong việc xây dựng, triển khai những giải pháp khoa học và khả thi. Về tài lực, các sở chức năng đều cân đối nguồn kinh phí cho công tác này. Tại các nhà trường, bằng những nguồn quỹ khuyến học khuyến tài và bằng những giờ công ủng hộ các đồng nghiệp, bài toán bế tắc của nguồn kinh phí đào tạo đã được khơi thông.
Sở giáo dục và đào tạo đã phối hợp với các trường đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học sư phạm Hà Nội và các dự án đào tạo nguồn thạc sỹ tiến sỹ của các Viện và các trường đại học khác, bằng những hình thức đa dạng năng động. Sở thường xuyên làm tốt công tác giáo dục, quảng bá, tổ chức các lớp ôn thi đầu vào, đặt địa điểm học tại các địa phương, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên đi học nâng cao trình độ... Chính từ cách làm năng động này, ngành giáo dục đào tạo Hải Phòng được Bộ giáo dục đào tạo đánh giá là một trong những đơn vị dẫn đầu cả nước về việc phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá và vượt chuẩn đào tạo.
Và cũng chính Sở Giáo dục đào tạo đã sáng tạo Ngày hội thạc sỹ tiến sỹ để tôn vinh những cá nhân và tập thể làm tốt công tác đào tạo và những đóng góp hiệu quả của các thạc sỹ tiến sỹ cho sự nghiệp phát triển thành phố từ năm 2003. Sự tôn vinh này thể hiện quan điểm, tầm nhìn, sự quan tâm của lãnh đạo thành phố, Sở GD&ĐT trong chiến lược con người, góp phần thúc đẩy đội ngũ thạc sỹ, tiến sỹ phát huy khả năng sang tạo, công hiến cho sự phát triển chung của thành phố và đất nước...
Ba năm trở lại đây, không chỉ lớn mạnh về số lượng, mà đội ngũ thạc sỹ, tiến sỹ của ngành giáo dục đào tạo Hải Phòng có nhiều đóng góp tích cực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và ứng dụng thực tiễn nhiều công trình khoa học có giá trị cao... Nhiều Giáo sự, tiến sỹ, thạc sỹ của các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố còn tham gia giảng dạy, tham gia các hội đồng khoa học cấp thành phố và Quốc gia... Chất lượng của các thạc sỹ, tiến sỹ ngành giáo dục đào tạo cũng được đánh giá cao. Minh chứng là rất nhiều thạc sỹ, tiến sỹ bảo vệ thành công với tỷ lệ đạt xuất sắc, thủ khoa đạt cao tại các trung tâm đào tạo uy tín như đại học Quốc Gia, đại học Sư Phạm Hà Nội...
Nói đến hiệu quả đào tạo và sử dụng đội ngũ thạc sỹ, tiến sỹ phải nhắc tới Đại học Hàng Hải Việt Nam... Vài năm trở lại đây, nhiều đề tài khoa học cấp Nhà nước, cấp Bộ của các tiến sỹ, thạc sỹ trường ĐHHH được nghiệm thu và có tính ứng dụng cao trong hoạt động giảng dạy và có giá trị thực tế cao...
Đó là đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu xây dựng qui trình lắp đặt, quy trình kiểm tra các thiết bị phòng chống cháy nổ cho tàu chở dầu thô 100.000 DWT” do PGS.TS Phạm Tiến Tỉnh làm chủ nhiệm đã được Hội đồng nghiệm thu Nhà nước đánh giá đạt loại khá; đề Một số đề tài cấp Bộ đã được nghiệm thu đạt loại xuất sắc.... Không chỉ dừng lại ở cấp độ nghiên cứu, những sản phẩm từ kết quả nghiên cứu khoa học của Trường đã được nhiều cơ quan đăng kiểm có uy tín trên thế giới như Class NK (Nhật Bản), Bureau Veritas (Pháp) kiểm định và chứng nhận có thể ứng dụng rộng rãi trên phạm vi toàn thế giới.
Bên cạnh đó, những đề tài cấp Bộ, cấp thành phố của trường đại học Y Hải Phòng được hội đồng khoa học đánh giá có tính ứng dụng cao, nhất là trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ của nhân dân. Có đề tài đã được giải nhất cuộc thi Trí tuệ HP... Tiêu biểu là hai đề tài của Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Thức, hiệu trưởng trường đại học Y Hải Phòng...
Như vậy, chính nhờ định hướng đào tạo nhân lực chất lượng cao đúng đắn, giải pháp hiệu quả thiết thực mà đội ngũ trí thức của Hải Phòng đã có những đóng góp giá trị. Nó không những làm cho thành phố xứng tầm là một trung tâm khao học kỹ thuật của cả nước mà còn vươn tầm quốc tế. Điều làm chúng ta vui mừng và tự hào là trong từng sản phẩm của con người đất cảng đã có sự tăng trưởng vượt bậc về “hàm lượng trí tuệ”- một thứ sản phẩm đáp ứng được đòi hỏi của xu thế hội nhập toàn cầu.
Công tác đào tạo vượt chuẩn đào tạo ở trình độ thạc sỹ tiến sĩ trong khối phổ thông, bậc học mầm non đến hệ thống các trung tâm giáo dục thường xuyên được chỉ đaoh quan tâm và phát triển mạnh. Tính riêng khối THPT tỷ lệ hiệu trưởng là thạc sỹ chiếm 70% và lực lượng giáo viên đào tạo vượt chuẩn là 20% trong đó có 15% thạc sỹ tiến sỹ. Rất nhiều cán bộ, giáo viên khối THCS, Tiểu học, Mầm non cũng có trình độ này. Đến nay 100% các trường THPT đều có nhà giáo có trình độ thạc sỹ. Các trường có phong trào đào tạo, cử đi học thạc sỹ, tiến sỹ phát triển mạnh không chỉ là những đơn vị có điều kiện ở khu vực nội thành, nhiều đơn vị ngoại thành như THPT Nguyễn Trãi, THPT Nguyễn Khuyến, THPT Tiên Lãng… đều có số lượng thạc sỹ trên 10%. Riêng Cơ quan Sở giáo dục và đào tạo hiện có 1 tiến sỹ và 45 thạc sỹ, chiếm tỷ lệ trên 65%.. Trong những năm qua, các cán bộ, viên chức Sở đã xây dựng và tham mua với thành phố một số đề án, chuyên đề quan trọng gắn liều với các nhiệm vụ phát triển của thành phố.. Sở giáo dục đào tạo đã quan tâm sâu sát tới việc chỉ đạo sử dụng nguồn lực sau đào tạo. Các cơ sở giáo dục đều xếp vị trí đúng, bổ sung, đề bạt các vị trí then chốt đối với đối ngũ nhà giáo được đào tạo vượt chuẩn.
Nhiều thạc sỹ, tiến sỹ được giao nhiệm vụ đào tạo học sinh giỏi đã tìm tòi, phát huy mọi khả năng có thể để truyền thụ kiến thức, để các e gặt hái những thành công rữc rỡ... !5 năm liền, HP có học sinh đạt giải Quốc tế, luôn nằm trong tốp đầu đạt giải Quốc già là kết quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ giáo viên mà phần lớn họ là những thạc sỹ tiến sỹ...
Trên lĩnh vực quản lý những đề tài quản lý cấp trường được triển khai thành công như đề tài xây dựng trường học điện tử; Chương trình xây dựng và quản lý mạng Intenet, chữ ký điện tử thực hiện giao ban trao đổi thông tin qua mạng đã phát huy hiệu quả kinh tế cao và tạo ra sự nắm bắt thông tin cập nhật nhanh chóng trong toàn ngành. Đề tài Chuyển đổi các trường THPT bán công sang mô hình THPT công lập tự chủ tài chính , đã tháo gỡ sự vướng mắc về cơ chế tạo điều kiện cho các trường THPT bán công toàn thành ổn định và 10.000 học sinh có điều kiện học tập và tu dưỡng. Đề tài về tổ chức hoạt động trường tư thục hướng cho lọai hình trường này phát triển ổn định bền vững trong khu vực nội thành.
Bên cạnh đó là đề tài của ban giám đốc sở trong việc đề xuất hướng chuyển đổi các trường mầm non sang hình thức công lập tự chủ tài chính, . Đây cũng là đề tài được triển khai đầu tiên trong toàn quốc. Khi trở thành hiện thực, bài toán vướng mắc về cơ chế và điều kiện phát triển của cả hệ thống này, đã được tháo gỡ. Và ngành học mầm non đã hoạt động phát huy tác dụng đáp ứng nhu cầu của nhân dân thành phố. Hải phòng là thành phố hoa phượng đỏ, thành phố trung dũng quyết thắng của một thời lịch sử vang bóng; và hôm nay Hải phòng với sự đòi hỏi và thách thức hiện tại vẫn kiên cường thực hiện sứ mệnh đổi mới của mình. Trên những vầng trán đãm ánh mặt trời của những con người thành phố biển đông bây giờ còn cháy ngời ngọn lửa trí tuệ làm lên một bình minh mới.
Từ năm 2003, sở GD&ĐT Hải Phòng đã chọn con tàu làm biểu tượng cho ngày hội Thạc sỹ tiến sỹ đất cảng. Đó là con tàu tri thức đang căng buồm vươn ra trùng dương xa thẳm, đó cũng là khát vọng của những con người nơi một miền sóng, một miền gió hướng về những giá trị mới cống hiến cho quê hương. Trùng dương có thể là rất xa, có thể là rất nhiều bão tố, nhưng con tàu tri thức, con tàu được thiết kế “bằng lý tưởng cộng sản, bằng trái tim của người mẹ và bộ óc của một nhà khoa học” chắc chắn sẽ chinh phục được những bến bờ…