Phần mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, giả thiết mới.

 

Phần 1: Ẩn số về mộ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, cây đại thụ rợp bóng thế kỷ 16, nhà Lý học uyên bác “An nam lý học hữu Trình tuyền”  tạ thế tại quê nhà ở tuổi 95 vào ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu, niên hiệu Đoan Thái nguyên niên (1585). Cũng như tập “Sấm ký” chứa đầy sự kỳ bí thì phần mộ của Ông vẫn chưa được xác định, mặc dù nhiều tổ chức, con cháu dòng họ đã cố công tìm kiếm nhưng đến nay vẫn là một ẩn số.

Truyền thuyết dân gian nói về mộ Cụ Trạng

Khi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tạ thế, trong truyện danh nhân “Trạng Trình”- (NXB Văn hóa 1990), tác giả Nguyễn Nghiệp viết: ” Tang lễ ông được tổ chức trọng thể, quá ư trọng thể so với ước muốn cuối cùng của ông. Nhà vua (Đức Mạc Mậu Hợp) đã cử đoàn khâm sai khá đông đủ (do Mạc Kính Điển  chủ trì), cùng nhiều quan đầu triều về viếng. Cũng đủ cờ tiết nghi trượng và đạo sắc phong nữa”. Tuy nhiên đây cũng là truyện viết lại vả lại không miêu tả được nội tình thực tế của đám tang trong đó chỗ đặt quan tài ở đâu? Trong quan tài có di thể của quan Trạng không?...

Theo những truyền thuyết dân gian mà Ông Lương cao Rính (Hội văn nghệ dân gian Hải Phòng) sưu tầm trên bản gốc hiện được tôi trực tiếp lưu giữ có chuyện kể về những phút cuối đời của Cụ Trạng. Theo đó, vào phút lâm chung cụ Trạng gọi người con cả vào và viết lên lòng bàn tay 4 chữ “Táng tại Ao Dương”. Khi Cụ mất gia đình và học trò theo di huấn mang thi thể Cụ xuống thuyền đưa đi chôn cất tại địa điểm mà Cụ căn dặn. Ngày hôm sau tại Trung Am có tổ chức  lễ viếng Cụ linh đình và quan tài giả được khiêng đi chôn cất công khai. Và mộ phần này chỉ là mộ phần giả bởi vậy, lâu ngày thiên nhiên bào mòn rồi xóa sạch dấu tích.

Truyền thuyết này ứng với câu đồng giao cổ mà trẻ con làng Trung Am thời xưa hay hát truyền: “ Ba Rá nhìn sang/ Ba Đồng ngoảnh lại / táng tại Ao Dương”. Nhà  giáo nghỉ hưu 75 tuổi Nguyễn Bá kể lại, những câu ca ấy từ đời bố tôi đã có và thưở bé chúng tôi thường nghe các cụ truyền dạy trong mỗi lần giỗ Cụ Trạng Trình.

Tuy nhiên cũng có truyện kể khi đám tang đến đầu làng thì có một cơn gió cuốn linh cữu vào đám mây ngũ sắc rồi bay đi mất. Tin này gắn với truyền thuyết nói về sinh thời khi Cụ Trạng đi đến đâu thì có đám mây ngũ sắc bay theo che mưa nắng đến đó.  Năm 2005 tại Vĩnh Bảo lại rộ lên dư luận phần mộ của Cụ được táng tại một cung chùa Thái hoặc ở đáy chiếc giếng cổ rất rộng tại đây. Chùa này cách khu di tích khoảng 5 km.

Những câu chuyện truyền thuyết trên cho thấy phần lớn là tin đồn, truyền khẩu khó có thể chọn làm căn cứ chính xác để dựa vào mà quyết định. Và sự thật chỉ có Cụ và những người tham gia mai táng theo đúng di huấn của Cụ mới biết chính xác nhất phần mộ của Cụ đang ở đâu. Tuy nhiên, tất cả đã trở thành người thiên cổ. Song điều tôi muốn nói, những truyền thuyết này vẫn có giá trị làm căn cứ để đi tìm mộ của Cụ Trạng ( sẽ nói trong phần 2).

Sự kiện Hội đồng Nguyễn tộc quyết định xây lăng mộ  Cụ Trạng

xay_mo_2Sáng 24/7/2012 (ngày 6/6 năm Nhâm Thìn), Hội đồng Nguyễn tộc ngành Út Trạng Trình, cùng các con cháu dòng họ tại Ninh Bình về và tại Vĩnh Bảo Tiên Lãng cùng dòng họ Nhữ (Họ bà Nhữ Thị Thục thân sinh Nguyễn Bỉnh Khiêm) làm lễ động thổ xây dựng lăng mộ Cụ Trạng . Sau lễ khởi công, Hội đồng Nguyễn tộc đề nghị UBND xã Lý Học để xin phép các cấp thẩm quyền được quy hoạch, lập dự án hoàn chỉnh khu di tích này. Đầu tháng 9/2012, UBND xã Lý Học đã có Công văn số 01 trả lời với nội dung không đồng ý vì “Đến thời điểm hiện tại, UBND xã Lý Học chưa nhận được văn bản chỉ đạo của cấp có thẩm quyền nên không có quyền quyết định việc lập quy hoạch xây dựng khu di tích lăng mộ Trạng Trình”.

Việc khởi công xây dựng và đề xuất quy hoạch khu vực lăng mộ Cụ Trạng là do Hội đồng Nguyễn tộc căn cứ trên kết quả chỉ dẫn của các nhà ngoại cảm. Một trong những vụ tìm kiếm bằng ngoại cảm đã được Nhạc sỹ Thụy Kha tường thuật chi tiết trên nhiều báo và tạp chí. Sự kiện này có thể tóm lược như sau.

Anh Thuần (người Vĩnh Bảo), đang làm việc tại TP Hồ Chí Minh có linh tính  Cụ báo về phần mộ. Anh đã nhờ  anh Phương, một nhà ngoại cảm (Giồng Trôm- Bến Tre) tìm kiếm giúp. Qua “liên lạc” Cụ Trạng xác nhận đúng khu vực mộ của mình. Sáng 25/11/2010, tức 20/10 năm Canh dần, đoàn tìm kiếm gồm Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha, nhà ngoại cảm Phương, anh Thuần và một số cán bộ lãnh đạo thành phố và địa phương tham gia với tư cách cá nhân cùng tìm kiếm vị trí mộ Cụ. Nhà ngoại cảm Phương, đã xác định nơi an táng Cụ Trạng là gò đất nhỏ thuộc cánh đồng Mả Lẻ, thôn Tiền Am, xã Lý Học cách khu di tích khoảng 2km. Đoàn làm lễ, sau đó mọi người đặt quả trứng vịt sống lên đầu chiếc đũa. Theo Nhà ngoại cảm nếu quả trứng đậu được trên đũa thì linh ứng. Cả đoàn cùng khấn và thay nhau đặt trứng, nhưng quả trứng vẫn đổ.  Giữa lúc mọi người không biết thiếu sót ở điểm nào thì có một  người là Bùi Tấn Bạt, dân làng Trung Am, đầu vẫn đội mũ bảo hiểm xe máy, chạy xuống cầm quả trứng đặt vào đầu đũa, quả trứng đứng vững trong 2 phút giữa tiếng reo như sấm của bà con xung quanh.

xay_mo1Chính địa điểm mà Nhạc sỹ Nguyễn Thụy Kha và nhà ngoại cảm Phương tìm được là nơi mà Hội đồng Nguyễn tộc ngành Út Trạng Trình quyết định xây dựng Lăng mộ Cụ vào sáng 24/7/2012 như đã nói ở trên. Nhưng việc xin mở mang quy hoạch thêm thì không nhận được sự chấp thuận của UBND xã Lý Học.

Những nhà ngoại cảm và dư luận nói gì?

Ở thời điểm này, không ai dám chắc như đinh đóng cột rằng ở đó là phần mộ Cụ Trạng. Việc UBND xã Lý Học chưa đồng ý xây dựng quy hoạch khu vực mộ theo đề nghị của Hội đồng họ Nguyễn là hợp pháp. Bởi đành rằng người dân khát khao tìm kiếm di thể của Cụ để phụng thờ, nhưng nếu cứ chỉ bừa một chỗ, xét về tâm linh sao tránh khỏi tội, và xét về mặt quản lý nhà nước lĩnh vực văn hóa rõ ràng là phạm pháp vì đã tự “sáng tạo” một di tích không có thật.

Chúng tôi có dịp trao đổi vấn đề này với nhóm các giáo viên hưu trí đang học lớp Hán văn tại huyện Vĩnh Bảo, và thu được rất nhiều ý kiến. Theo đó, thứ nhất: bối cảnh lịch sử lúc ấy, chuyện quật mả người của các vương triều khác nhau, để báo thù rất hay xảy ra. Vậy ngôi mộ của Cụ nằm cách con đường cổ một khoảng không đầy 20 mét, lại là nơi cư dân trồng cấy quanh năm, sao có thể là nơi an toàn, phù hợp với tính toán của một người tinh thông Lý học như Cụ? Sự thật này đã được sử sách ghi lại các cuộc phá dỡ Đền, tìm kiếm di hài Cụ thời Tự Đức để báo thù câu sấm Cụ viết là có thật. Và nếu đúng ở đó, chắc đã bị khai quật từ lâu, bởi ở thời kỳ đó những cách làm tâm linh đồng cốt… rất mạnh và còn được phép trực tiếp của vua Tự Đức.

Thứ 2, câu chuyện nhà ngoại cảm kể trên giả thiết là có thật thì đã chọc giận Cụ. Bởi nhà ngoại cảm người Nam bộ không tinh thông văn hóa miền Bắc. Chọn trứng con vịt là sai lầm vì vịt là con vật người Kinh miền Bắc cấm kỵ trong thờ cúng. Trong các nghi lễ kiểu này người ta buộc phải dùng quả trứng gà mới. Mặt khác theo một số người đã tham gia tìm mộ có kể đã chứng kiến cảnh cắm cả 10 cái đũa và đặt 10 quả trứng vẫn đứng. Đây là hiện tượng (theo cách nói của tâm linh) vong trêu, hoặc vong đói cần nhận một nơi cũng tế. Người ta cho rằng, để biện pháp sử dụng này chỉ có độ tin cậy khi chiếc đũa đó chính là chiếc đũa của con cháu huyết thống tự làm ra hoặc đang sử dụng, nó được đặt trên bàn thờ hương khói đủ 3 tháng 10 ngày, thì khi dùng vào việc này mới linh ứng thật sự.

Thứ 3, theo quan điểm duy vật, nếu chắc là mộ Cụ táng ở vị trí ấy, thì chỉ cần đào xuống sâu vài mét sẽ dễ dàng nhận ra những dấu vết cổ  xưa ngay, thậm chí nếu đúng thì có thể còn gặp được những hiện vật mà Cụ Trạng sắp sẵn báo cho con cháu biết. Nhưng kết quả chẳng ai dám đào.

Trên thực tế, đã có rất nhiều người mời các nhà ngoại cảm thăm dò,liên lạc với Cụ Trạng. Có thể nói ngay từ khi quy hoạch xây dựng khu di tích, công việc này đã được đặt ra. Ông Hoàng Phan, một nhà giáo đã tìm hiểu một nhân vật chứng kiến cuộc “Trao đổi” giữa Cụ Trạng và nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng vào năm 2005 cho biết, khi đề cập đến phần mộ của Cụ, Cụ Trạng nói: ta ở gần đây thôi, sẽ có người tìm khi cần, nhưng bây giờ hãy tìm kiếm và lập kinh đô cho Vua Mạc đã. Nhờ câu nói này mà Kinh đô vương triều Mạc được Hải Phòng tập trung xây dựng và quyên thu tìm kiếm các báu vật liên quan đến triều đại Mạc mấy năm gần đây thành khu tưởng niệm kỳ vĩ có tên gọi Dương Kinh tại Huyện Kiến Thụy. Công trình khởi công ngày 10/10/2009 trên nền móng điện Tường Quang, điện Phúc Hưng của kinh đô Dương Kinh xưa có diện tích 2,5ha. Cụm công trình này hoàn thành giai đoạn đầu vào 25/12/2010, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng đã tới dự Lễ khánh thành.

Cũng liên quan đến nội dung này, ông Ngô Đăng Lợi, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam (Nguyên Chủ tịch Hội KHLS Hải Phòng) cho biết: Việc nói đã tìm được mộ của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm (tại khu vực nêu trên) là chưa có căn cứ khoa học. Trước đây, ông Lợi đã cùng lãnh đạo UBND thành phố; Thượng toạ Thích Quảng Tùng, Phó Trưởng ban Trị sự Thành hội Phật giáo Hải Phòng và một số nhà ngoại cảm nổi tiếng như Phan Thị Bích Hằng, Đỗ Bá Hiệp phối hợp với con cháu trong dòng tộc Trạng Trình đã dùng phương pháp tâm linh xin Cụ, nhưng đều bị Cụ bác “Mộ ta táng, ta không cần cho các ngươi biết, các ngươi lại bày vẽ tốn tiền dân. Tiền sửa sang mộ ta để dành mở các lớp học cho các cháu ở trong xã, sau này khoảng vài chục năm sẽ có cháu bằng ta hoặc vượt hơn ta. Không được đụng đến mộ”.

Như vậy, Câu chuyện lập mộ của Hội đồng Nguyễn tộc ngành Út Trạng Trình đảm bảo được về đạo hiếu tôn kính tổ tông nhưng quả là chưa đạt được kết quả quan trọng nhất, đó là đúng phần mộ của Cụ trạng. Bởi chứng cứ khoa học thì không có và chứng cứ tâm linh thì ngoài câu chuyện quả trứng vịt đứng trên đầu đũa, còn bản thân Cụ lại từ chối việc kiếm tìm.

Và câu chuyện sự thật mộ Cụ nằm tại đâu, đòi hỏi phải kết hợp giữa khoa học thực tế, men theo truyền thuyết dân gian (truyền thuyết vốn có trục là sự thật lịch sử), kết hợp với sự chỉ đường của các nhà ngoại cảm tâm linh; nếu không đây mãi mãi sẽ là một ẩn số. Bởi theo một nhà ngoại cảm (sẽ nói tới ở phần sau phóng sự này), vào ngày Chủ nhật 16/12/2012, Cụ Trạng đã thông báo khả năng tái thế của mình cũng như hàng loạt Bồ Tát trong thời điểm từ nay đến ngày 31 tháng 12 năm 2015.


 


Phần thứ 2: Hé mở một hướng đi

Câu chuyện lạ về nhà ngoại cảm trẻ Nguyễn Văn Tùng

nc3Khoảng 9h45, ngày 3/6 khi tôi đang tổ chức cho giám thị thu bài thi tốt nghiệp môn Địa lý kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2012, thì bảo vệ của trường báo có một học sinh xin gặp. Sau khi  hoàn thành công việc, tôi tiếp Tùng tại phòng riêng. Câu chuyện Tùng kể tóm lược như sau.

Nguyễn Văn Tùng sinh ngày 15 tháng 7 năm 1994 tại Thôn Thái Lai, xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Thành phố Hải Phòng.Trở thành nhà ngoại cảm trong tình huống ngẫu nhiên khi tham gia dâng hương tại lễ xây dựng khu tương niệm Thượng thư, tiến sỹ Nhữ Văn Lan và thân phụ bà Nhữ Thị Thục mẹ của trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Sau buổi lễ, tự nhiên Tùng nghe thấy những tiếng nói từ đâu đó vang vọng đến- Cháu nghe thấy trao đổi như bình thường , nhưng không nhìn thấy người – Tùng giải thích. Một hôm em vào ngôi chùa cổ gần nhà thì nghe thấy tiếng nói “Đến xin học mà không thắp hương à?”. Tùng vội thắp ba nén hương, tự nhiên em nhìn thấy tất cả các tượng trong chùa là người thật. Phật Adi đà bắt đầu dạy Tùng học chữ trong 3 ngày liên tiếp sau đó dẫn đến gặp một người cao tầm 1m7 dáng thanh thoát râu tóc bạc và giới thiệu đó là thày giáo mới của em, đấy chính là Cụ Trạng. Cách học là ngồi nhập thiền, hoặc ngủ Cụ Trạng đến và trước mắt có 1 quyển sách mở ra. Khi học hết trang quyển sách đó tự lật sang trang mới. Những bài mà Tùng đang học là viết chữ, tập dự đoán và nghiên cứu "Thái Ất thần kinh".

tung2Quả thật tôi không mấy tin về những câu chuyện có vẻ hoang đường này bèn nghĩ ra một kế ngầm chấm dứt câu chuyện vì quả thật lúc ấy tôi quá mệt. Tôi bảo: Thế các Cụ dạy cháu truyền khẩu hay viết chữ? Không ngờ Tùng trả lời thản nhiên “Dạ cháu được học viết bằng chữ Nho”. Và tôi lập tức đưa cuốn vở cho Tùng, trước mặt tôi Tùng viết nhanh liền 4-5 trang chữ Hán. Sau khi nhờ một giáo viên giỏi Hán văn dịch lại , chúng tôi đều thực sự kinh ngạc. Nội dung là những câu được dạy trong một bài học, có cả thơ minh họa chữ nghĩa chuẩn, nhưng ý tứ rất thần bí. Một học sinh lớp 11, sinh tại gia đình nông dân, chưa từng biết Hán văn mà viết ra như vậy rõ ràng là điều bất bình thường.

Theo Tùng, mục tiêu của Tùng sang đây là theo lời cụ Trạng tìm một người hợp tác là chính tôi. Tùng yêu cầu tôi đưa bàn tay cho em nắm và nói “Đúng người cần hợp tác rồi”. Sau đó em đề nghị tôi làm một số việc theo ý Cụ Trạng. Tôi nổi tính hiếu kỳ và nhận lời (Những việc này sẽ kể ở sau). Nhưng ngay lúc ấy, muốn kiểm tra Tùng một lần nữa cho chắc, tôi đưa Tùng ra sân trỏ vào bức tượng Nguyễn Khuyến rất lớn mà trường tôi lập năm 2008 và nói : Chú không thông thạo về hô thần nhập cốt, tượng làm rồi, nhưng vẫn để đó, cháu giúp chú xem làm cách nào tốt ? Tùng cười: “Chú đùa cháu, Cụ đang ngồi kia. Chú không nhìn thấy, nhưng cháu thấy. Cụ đang mắng một vong hồn không được nghịch ngợm làm động trường học”. Chúng tôi đều hoảng sợ. Tùng dẫn tôi ra chỗ mảnh vườn sát đầu 1 phòng học và nói: “Đây là chỗ ở của vong của cậu bé chết yểu. Cậu này năm nay phải trên 60 tuổi”. Tùng nói chuyện với cái vong ấy và yêu cầu báo mộng cho gia dình biết. Sau này, khi mùa thi kết thúc quả thật có một đoàn đến gặp và kể đã vùi đứa con 5 tuổi ở đó khi cháu bị ngộ cảm chết trên thuyền đánh cá tại con sông sát trường tôi bây giờ… Có lẽ ngần ấy điều từ Tùng tam thời thuyết phục được tôi.

Sau này tìm hiểu thêm tôi được biết, Tùng đã được ông Nguyễn Phúc Giác Hải chủ nhiệm bộ môn Cận tâm lý thuộc trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người nay là viên nghiên cứu tiềm năng con người và nhà ngoại cảm Phạm Văn Tý và các đồng sự đã kiểm tra vào ngày 28 tháng 11 năm 2011 âm lịch ( tức là ngày giỗ của cụ Nguyễn Bỉnh Khiểm) và kết luận khả năng ngoại cảm đặc biệt của Nguyễn Văn Tùng.

Đi tìm trên những địa hình địa vật cụ thể.

trang1

11h30 ngày 3/6/2012, tôi cùng người chú của Tùng trực tiếp đi tìm các địa điểm mà Tùng vạch ra. Theo lời kể của cậu bé ngoại cảm này, thì Cụ Trạng yêu cầu cậu hãy dùng Thái ất thần kinh Cụ truyền dạy và các nhóm năng lực tiếp nhận từ Phật Adi đà để thử kiếm tìm phần mộ của chính Cụ. Tùng tính toán nhưng không dám chắc, chỉ xin cụ một điểm báo, Cụ nói: Đó là khu công thổ quốc gia, không ai dám phá. Nơi đây có chim và chuột ở, nếu gặp đàn chim bay lên thì đúng. Vào một đêm cậu đang học bài thì có một người phụ nữ bước vào và nói “ Còn lâu cháu mới biết được mộ ông ấy, thôi theo ta, ta sẽ chỉ cho”. Lập tức cậu đứng dậy theo ( đi bằng vong – Tùng giải thích). Trên đường, người phụ nữ này hé lộ cho Tùng biết bà là Nhữ Thị Thục (Thân mẫu Nguyễn Bỉnh Khiêm).

Tôi đã đi theo đúng bản đồ chỉ đường của Tùng. Lần lượt các điểm đến của  Tùng

trang2là khu vực góc tây quán Trung Tân, tại đây Tùng thấy có một hòm đựng đồ châu báu; cách quán Trung Tân khoảng 500 m theo đường bờ đê lối ra cầu phao Đăng (hiện tại), phía trong đê là một hòm gỗ dày trát bằng một loại nhựa gì đó, trong đựng nhiều thư tịch, đặc biệt có cuốn Thái ất thần kinh. Đi khoảng 100m từ vị trí này phía tay trái đê tức bờ sông, tại đây theo Cụ trạng nói là Bạch Vân Am. Tôi rất ngỡ ngàng về chi tiết này, bởi Bạch Vân Am vốn ở trong khu di tích và hiện tại , một khu nhà tương tự đã được lập lại tại đây. Nhưng theo cách mà Tùng nói, trong cái đêm bà Nhữ Thị Thục đưa Tùng đi, em nhìn rõ gần phần bến có một chiếc nhà ( gọi là Am Bạch Vân) nằm gần hai bụi tre nhỏ, dưới hai bụi tre có đặt 01 tấm bia và 01 tấm đặt ở Am Bạch Vân. Ngoài ra còn 1 số cột lim và dăm hòn đá tảng kê chân cột cùng 1 số gạch cổ bị chôn vùi.

Đi vòng qua cầu Chiến Lược sang bờ đê phần đất Tiên Lãng chừng 3 km , theo chỉ dẫn của Tùng “khi nào thày thấy 1 khoảng cách từ bờ sông bên này sang bên kia chừng 3 trăm mét, xe có thể gặp sự cố, nhưng quan trọng hơn khi ấy thày phải có được linh cảm gần đến mộ Cụ, thì thày sẽ tự nhìn thấy. Đặc biệt nếu không có chim hoặc chuột chạy ra, bay lên thì không phải”. Vị trí ấy theo Tùng kể, khi vong của em đi, bà Nhữ Thị Thục có chỉ rõ và dặn phải nhớ kỹ vì tại đây còn có một ngôi mộ của một vị Hoàng tử mà Nguyễn Bỉnh Khiêm đã an táng trước khi Cụ qua đời.

trang4Xe của chúng tôi quả nhiên bị dừng lại, vì trên bờ đê xếp một đống lúa to khó vượt qua. Tôi bảo người chú của Khương xuống đi bộ. Trước mắt một khoảng không gian rộng đúng khoảng 300m, có 1 đường bờ ruộng đi xuống sát mép sông. Linh tính mách bảo tôi đây là địa điểm cần tìm. Chúng tôi cùng nhau đi xuống. cách mép sông chức 10m là một gò đất ngập nước cây cối ngoi lên um tùm trên có nhiều hoa tím. Một cảm giác khác lạ ập đến, chúng tôi cùng đưa mắt nhìn nhau. Người chú của Tùng nói “ anh xem , cháu dặn là phải có chim bay lên sao chẳng thấy gì?”. Câu nói ấy làm tôi thực sự chưng hửng, song nghĩ có lẽ có những bí ẩn mà mình chưa biết, nhưng đã đến đay thì chụp vài kiểu ảnh về xem xét. Tôi lùi vào bờ chuối trồng sát bờ sông để lấy cự ly chụp, tiếng tàu chối kêu loạt soạt, ngay lập tức có 1 đàn chim bay vụt lên từ vùng tán cây trên gò. Da tôi  nổi gai ốc, dù lúc ấy nhiệt độ ngoài trời khoảng 37 độ.

Đêm ấy về tôi trăn trở lắm, vì mọi chi tiết hướng dẫn , mọi diễn biến đều như Tùng nói. Duy chỉ có một điều, tại sao Cụ lại nói nơi ấy là công thổ quốc gia không ai dám phá. Đành rằng sông, đất đai là công thổ quốc gia, nhưng một gò đất sát mép sông rất có thể bị đào bới hoặc bị lũ xoáy mòn? Tôi bật máy tính và căng rộng bức ảnh đã chụp quan sát lại chợt giật mình, ngay trên đầu gò đất có 1 cột tiêu báo thủy triều cho thuyền bè qua lại đổ móng bê tông, cao khoảng 2,5m. Cột tiêu này rõ ràng không ai dám đụng đến.

Phỏng vấn Nguyễn văn Tùng

- Theo Tùng biết, quá trình diễn ra nghi lễ chôn cất Cụ trạng như thế nào?

nc2Nguyễn văn Tùng: Cụ mất ngày  15/11/1585 vào hồi 20h. Ngày đưa cụ về nơi an nghỉ vào ngày 17 tháng 11 năm 1585. Lễ tang được phát vào hồi 7h35 phút ngày 16 tháng 11 năm 1585 (?). Theo lời cụ dặn đem chôn hai nơi (1 quan rỗng và 1 quan có hài cốt). Quan tài thật được đưa vào lúc 1 giờ sáng ngày 16 tháng 11 năm 1585. Số lượng người đưa hài cốt cụ về nơi an nghỉ chỉ  có 5 người trực tiếp biết và 4 người khác tham gia. Quan tài được đưa xuống thuyền chuyển đi đến địa điểm Cụ chọn để mai táng. Phần quan tài không được đưa vào lúc 9 giờ sáng 17 tháng 11 năm 1585 .(Ảnh Nguyễn Văn Tùng - áo sọc kẻ tay trả lời các nhà ngoại cảm thuộc Viện nghiên cứu tiềm năng con người).

- Làm thế nào để xác định đó là phần mộ của Cụ (Quan tài, những di vật…)

Nguyễn văn Tùng: Xung quanh khu vực chôn có đóng những cọc gỗ và quan tài được đặt ở giữa, đây là quan tài được làm bằng nguyên thân cây cổ thụ. Xung quanh khu mộ nếu quan sát kỹ vẫn còn một lớp đất cổ kính thời xưa.

- Tại sao phần mộ của Cụ táng tại bờ sông phía Vĩnh Bảo nay lại chuyển sang
phía bờ huyện Tiên Lãng, sự dịch chuyển vài trăm mét  có ảnh hưởng gì không?

Nguyễn văn Tùng: Dòng sông lúc bấy giờ rộng gần 300m. Buổi sáng nước ra, buổi chiều nước vào, 9 giờ sáng nước dữ, 4 giờ chiều nước lành, sáng nước trong màu vàng nhạt, chiều nước đục màu đỏ, giữa sông có một bãi bồi nhô lên khỏi mặt nước, trên bãi bồi có một tấm bia. Phần bên sông Tiên Lãng có 01 tấm bia đặt dưới cây cổ thụ, gần bến cũng có một con kênh nhỏ. Do bồi lở gần 500 năm, phần bên Vĩnh Bảo bị nước khoét sâu, phần Tiêng Lãng được bồi. Như vậy phần mộ của Cụ không di chuyển mà do sông bị khoét vào đất Vĩnh Bảo thành dòng mới.

- Giả thiết tiến hành khai quật đưa Mộ cụ về một khu tưởng niệm thì phải làm thế nào?

Nguyễn văn Tùng: Cụ hướng dẫn cần khoảng 5 người giữ trọng trách , 3 người về mặt tâm linh ; 2 người đảm nhiệm việc thông tin. Khi kết hợp  được thì cùng nhau để mở màn cho công việc, kết thúc công việc. Những người này có đủ uy tín, thuyết phục được người dân “nói có người nghe đe có người sợ”.

Khi bắt đầu công việc sẽ làm phần tâm linh trước và làm ở 2 nơi (Kiết Thiết, Tiên Lãng và Lý Học, Vĩnh Bảo). Tại khu Đền thờ sẽ được làm lớn, nhưng trọng tâm là là làm tại Kiến Thiết tìm đúng nền móng nhờ cũ của Tiến Sĩ Thượng Thư Nhữ Văn Lan để làm lễ.

Khi đến khu mộ nhìn vào các hiện vật, những thứ xung quanh mình , thiên nhiên… xuất hiện những dấu hiệu khác thường để phán đoán sự việc. Đặc biệt chú ý nhìn theo ánh mắt của những  những vị lã