Các mô hình về mục tiêu của việc học trên thế giới

mo2
Giáo dục xuất hiện và sinh tồn cùng lịch sử loài người, bởi vậy trong quá trình phát triển, giáo dục luôn tìm kiếm và xác định những mục tiêu của việc học với mong muốn định hướng cho con người hoàn thiện nhân cách. Mô hình học đã được đề cập đến nhiều lần trong lịch sử; tuy vậy đến nay còn tồn tại lại bốn quan điểm đại diện. Mỗi quan điểm có một ý nghĩa riêng biệt độc đáo thích ứng với hoàn cảnh và xu thế phát triển xã hội và tâm lý con người khu vực nơi nó ra đời,và đương nhiên,điểm chung của các quan điểm này là hướng về phạm trù học.
1.Mô hình phương Đông.
Phương đông vốn là trung tâm văn hoá phong kiến.Thời kỳ các quốc gia phong kiến ngự trị,phương đông là  là cái nôi văn minh nhan loại và là mảnh đất màu mỡ cho giáo dục phát triển.Nhiều nhà triết học đồng thời là nhà giáodục đã xuất hiện ở đây.Vì vậy mô hình học phương đông cũng có từ rất sớm. Năm 551 (TCN),Khổng Tử đã đề xuất mô hình học,đi qua nhiều năm tháng,các thể chế chính trị đã lợi dụng và bóp méo quan điểm học của Khổng Tử để phục vụ mưu đồ tranh bá : “Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Bốn mục tiêu này, một thời kỳ lịch sử dài được coi như lý tưởng của  những người đàn ông trong xã hội phong kiến. Nó mang nặng tính cá nhân, mục tiêu quyền lực và bành trướng.
Sau 2500 năm ( 1999) Lý Quang Diệu – nhà lãnh đạo Trung Quốc, đã khẳng định lại giá trị chân chính cho quan điểm về học của Khổng Tử và từ đây mô hình này được coi như đại diện của mô hình học phương đông. Bốn trụ cột của việc học được  Khổng Tử đề cập tới dưới góc nhìn của thời đại mới thay đổi hẳn những nội hàm mà nó vốn được hiểu từ trước.
- Thân – tu : Học để trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết để trở thành con người có giáo dục,để sống có văn hoá.
-  Gia – tề : Học để biết cách quản lý gia đình,tổ chức gia đình ,dòng tộc dòng họ sống có kỷ cương nề nếp như những tế bào văn hoá của xã hội.
-  Quốc – trị : Học để biết cách tổ chức vận hành các hoạt động của quốc gia,mục tiêu là giúp nước ổn định và phát triển trong kỷ cương luật pháp và tình người.
-Thiên hạ - bình : Mục tiêu của học là để thi thố tài năng giúp đời làm cho thiên hạ
( Nhân dân ) được sống trong hoà bình an cư lạc nghiệp.
2-Mô hình phương Tây.
Đây là mô hình được xây dựng trải qua quá trình gần ba thế kỷ.Các nhà giáo dục đã căn cứ vào những tác động của yếu tố hoàn cảnh lịch sử thế giới phương tây mà xây dựng nên.
Ở điểm thế kỷ XVIII khi vấn đề nhận thức thế giới đang ở giai đoạn cao trào,thời kỳ này ở thế giới phương tây xuất hiện nhiều quan điểm triết học bàn về các quy luật tự nhiên và xã hội,con người khát khao nhận biết thế giới và xã hội;Do vậy nhu cầu học để  biết cách nhận thức xuất hiện  Học để hiểu biết .
.Bước sang thế kỷ XIX khi  xã hội phong kiến suy tàn ,xã hội tư bản hình thành với  việc phát triển nền công nghiệp .để thích ứng với xã hội hiện đại với phong cách công nghiệp,con người xuất hiện nhu cầu có trình độ để thích ứng với phong cách làm việc mới.Vì vậy mục tiêu học để làm việc nảy sinh Học để hành động .
Thế kỷ XX xuất hiện những thách thức mới mà nổi lên là bốn vấn đề :
- Mâu thuẫn giữa chiến tranh và hoà bình.Đây là thời điểm xảy ra liên tiếp các cuộc chiến tranh thế giới I và II,nguy cơ chiến tranh tiềm ẩn trong hai hệ thống tạo ra chiến tranh lạnh,chiến tranh sắc tộc và xâm lược bùng nổ khắp toàn cầu.Vấn đề hoà bình cho con người đặt ra hết sức bức xúc.
-Xã hội tư bản phát triển bên cạnh mặt tốt cũng nảy sinh tình trạng phân biệt giàu nghèo càng ngày càng sâu sắc tạo ra những hố sâu ngăn cách giữa các giai cấp và các dân tộc.Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn chiến tranh.
-Dân số toàn cầu gia tăng với tốc độ phi mã,vấn đề cân đối giữa khả năng cung của nền sản xuất và mức độ cầu phát triển cao dự báo sự suy sụp của các nền kinh tế và đe doạ đời sống con người.
-Môi trường ô nhiễm và bị tàn phá nghiêm trọng,dẫn đến các vấn đề toàn cầu (Enninô,Ennina,hiệu ứng nhà kính…) đe doạ đời sống sinh mạng của nhiều dân tộc và loài người.
Xuất phát từ đây,con người cần tồn tại và muốn vậy phải chia xẻ hợp tác những vấn đề toàn cầu. Đó cũng chính là nguyên nhân xuát hiện nội dung trong giáo dục: học để tồn tại và học để cùng chung sống.
Từ tất cả, những vấn đề con người cần phải học suy cho cùng mục tiêu là hình thành nên nhân cách. Tức là con người bản thể với nguyên nghĩa đủ sức mạnh để sinh tồn và phát triển và khẳng định vai trò cống hiến của mình cho nhân loại. Nhưng để có con người bản thể hoàn thiện và thực hiện được các chức năng ấy, vấn đề học tập suốt đời nảy sinh. Học suốt đời, không có nghĩa là chỉ học ở trường lớp mà cuộc sống xã hội cũng là những trường lớp. Sở dĩ vậy là thế giới luôn vận động, những vấn đề, những nhân tố mới trong tự nhiên xã hội xuất hiện đòi hỏi con người lý giải và chinh phục. Do đó mục tiêu cao nhất của học tập là hoàn thiện được bản thân theo nghĩa nhân cách. Đó chính là mục tiêu học để làm người.
Bốn trụ cột của việc học này, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hiệp quốc (UNESCO) , đã công nhận như một khuôn mẫu chung về mục đích học tập của mọi người trên thế giới :” học để biết , học để làm việc, học để cùng chung sống, học để làm người”.
3- Mô hình  phương Nam.
Ở Việt Nam,khoa học giáo dục còn rất non trẻ, nhưng có lẽ cha ông qua con đường dân gian, hoặc các học giả phong kiến đã đúc rút ra những kết luận về mô hình học rất đáng trân trọng. Những năm gần đây, Trong tài liệu của Khoa Sư Phạm (cũ) ĐHQG Hà Nội, GSTS Đặng Quốc Bảo đã công bố nghiên cứu của mình về các trụ cột của việc học của  “mô hình Nam”. Theo đó, bốn trụ cột ấy là :“Học ăn – Học noí – Học gói – Học mở”.
Bốn trụ cột của việc học, theo cách nói dân gian có vần điệu, diễn tả tầm quan trọng của việc học bằng những vấn đề rất cần thiết thường nhật, nhưng cũng chứa đựng một hàm ý bác học . Ở đây, những trụ cột được nhắc đến không chỉ theo nghĩa đen vốn cũng rất quan trọng như những nét văn hoá, mà còn một hàm ẩn sâu xa khác.
Học ăn: Biết cách thu nhận những thông tin, lĩnh hội kiến thức, sao cho đủ lượng, đủ chất chọn lọc phù hợp với bản thân.
Học nói: Biết cách đưa thông tin, diễn đạt thông tin, biết ứng xử văn hóa để hợp tác cùng mọi người trong công việc.
Học gói :Biết lựa chọn thông tin và kết luận đúng lúc đúng chỗ.
Học mở : Biết cách triển khai vấn đề, biết làm việc trong thực tiễn, biết chia sẻ.
4- Mô hình Bắc.
Năm 2000,thời điểm mà toàn nhân loại đã có những kỳ tích về giáo dục,cuộc cách mạng công nghệ, kỹ thuật, thông tin bùng nổ làm thay đổi diện mạo thế giới,phá vỡ những phương pháp và những trật tự lạc hậu; Anvin Foffer đã công bố mô hình học mới. Tác giả cũng xây dựng bốn trụ cột của việc học nhưng xác định mục đích của từng trụ cột có những thay đổi thích nghi với những thách thức và nhu cầu của một thế giới luôn phát triển.
Học để biết nhận thức. Học để biết liên hệ. Học để biết lựa chọn. Học để biết thích nghi.
Mô hình của Anvin Foffer đã chỉ ra một xu thế học mới thích ứng với những biến đổi rộng lớn và sâu sắc trong thế giới loài người ở những năm cuối thế kỷ XX và những năm đầu của thiên niên kỷ mới.
Có thể khẳng định các nhà giáo dục đã đúc kết lên nhiều mô hình của việc học.ở mỗi mô hình có những ưu việt riêng của nó,tính ưu việt áy biểu hiện ở sự phù hợp với bối cảnh xã hội,tâm lý dân tộc và lý tưởng con người ở những vùng địa lý khác nhau.
mohinhTuy vậy, mô hình Bắc là mô hình tạo được những ấn tượng nhất. Khẳng định như vậy vì đây là mô hình mang tính kế thừa chọn lọc, nó mang hơi thở của thời đại tiên tiến mạnh mẽ nhất. Tính phổ biến của nó rất cao có thể dùng cho mọi dân tộc trên thế giới. Điều đặc biệt quan trọng là nó thích ứng với kỷ nguyên công nghệ thông tin hiện nay,và xu thế của thế giới là hội nhập để cùng giải quyết những vấn đề toàn cầu.Nếu con người học mà không biết liên hệ thì không thể sáng tạo trong lao động một đòi hỏi có tính nguyên tắc của người lao động thế kỷ XXI.Nếu con người không biết lựa chọn trong khối lượng thông tin khổng lồ những vấn đề cần nắm bắt thì sẽ chết chìm trong chính đại dương thông tin ấy.Và nếu đóng cửa không hội nhập,thì lúc nào cũng lẻ loi ngỡ ngàng trước những biến động đổi thay phát triển của thé giới và rõ ràng tự làm tăng nguy cơ tụt hậu của chính mình.
Có thể nói suốt nhiều thế kỷ, giáo dục đi tìm câu trả lời cho những đòi hoỉ của thực tiễn cuộc sống,và đã đúc kết thành bốn trụ cột của việc học như nêu trên. Trong đó, bốn trụ cột mà các nước phương Tây xây dựng, đã được đưa vào trường học phương Tây và được tổ chức UNICO công nhận. Tuy nhiên các mô hình học khác không phải không có những giá trị, trước hết bản thân nó tự mang những giá trị lịch sử và thời đại, phát huy những tích cực trong lịch sử. Mặt khác nó vẫn đang hiện hữu định hướng cho con người trong những vùng văn hóa khác nhau thực hiện. Điều quan trọng mà tất cả các quan điểm đều hướng tới là xây dựng được những mục tiêu cho con người xác định được ý nghĩa lớn lao của việc học