Giáo dục Đài Loan đang hướng tới điều gì?

 

Bài đã đăng trên Tạp chí khoa học Giáo dục & Đời sống số tháng 5/2012

Theo thông tin từ Bộ Giáo dục Đài Loan đến năm 2021 số sinh viên chỉ còn 195.000 với số lượng trẻ sinh thêm gần 200.000 em thì theo cách tính của cơ quan quản lí giáo dục nước này, trong 12 năm tới, hơn 1/3 (khoảng 60 trường) trong 164 trường đại học, cao đẳng của hòn đảo này sẽ lâm vào tình trạng khủng hoảng nếu không có giải pháp tháo gỡ. Đây là khủng hoảng thừa về nguồn nhân lực giảng dạy chất lượng và cơ sở vật chất giáo dục. Vậy thoát ra khỏi nó như thế nào?

Hóa giải thách thức

Với diện tích là 35.801 km, và  dân số 23,2 triệu người, nhờ cải cách  KHKT mà Đài Loan trở thành  “Con hổ” châu Á, các chuyên gia kinh tế thế logo1giới  mệnh danh hiện tượng tăng trưởng nhanh nơi đây bằng cụm từ “Thần kỳ Đài Loan”. Đài Loan có thu nhập quốc dân (GNP) đầu người là 33.000 USD (2011); Chỉ số Phát triển Con người (HDI) năm 2010 (xếp thứ 18, rất cao) theo cách tính mới của Liên Hiệp Quốc. Dựa vào tiềm lực kinh tế - xã hội, các nhà giáo dục Đài Loan đã hóa giải bằng nhiều giải pháp. Trước hết, họ từ bỏ lựa chọn cách tuyển sinh “tinh hoa” với học sinh vào đại học, áp dụng cách tuyển sinh của phương Tây. Với cách này, 95% số học sinh THPT đều có thể  được vào Đại học ( hiện tại, 40% HS trung học tham gia học tiếp các bậc ĐH, CĐ.), bên cạnh đó tăng cường tuyển sinh từ nước ngoài. Nhờ có hệ thống nguồn nhân lực giảng dạy chất lượng cao đông đảo và cơ sở vật chất rộng và hiện đại, mỗi lớp bậc đại học chỉ  bố trí 10 sinh viên và tỷ lệ Giáo sư tiến sỹ/sinh viên cũng tăng cao. Bởi vậy mà chất lượng chăn sóc đào tạo sinh viên tốt hơn rất nhiều, và đương nhiên chất lượng sẽ tăng trưởng hơn giai đoạn trước.

Dựa vào tâm lý của người  Đài Loan  thực dụng theo văn hóa Mỹ, nhưng lại mang “Gen” văn hóa Trung Quốc, tức là dù có học trung cấp, hay Cao đẳng, bằng mọi giá sau thời gian làm việc hội đủ tiềm lực họ nhất quyết học lấy bằng đại học; từ đây Giáo dục Đại học Đài Loan mở rộng cánh cửa đào tạo với đối tượng này và quy mô từ đó tăng lên.

Đài Loan cũng kiên quyết trong việc giải thể các cơ sở giáo dục mà chất lượng hiệu quả thấp, hoặc sát nhập các trường trên cơ sở lựa chọn đội ngũ giảng viên chất lượng. Cách làm này  đã dẫn tới hiện tại chỉ còn 121 trường đại học Cao Đẳng tại Đài Loan hoạt động. Bên cạnh đó nhà nước dành nguồn ngân sách khá lớn cho giáo dục. Ngày 19/3/2012, trả lời phỏng vấn về điều này tại Hội nghị với các trường THPT tại Hải Phòng, TS Cao Văn Tú, Hiệu trưởng Học  viện Kỹ Thuật Vĩnh Đạt (316 Chun-Shan Road, Lin-Lo,Pin-Tung 90942,Tai Wan) thì ngân sách GD hiện tại chiếm tới 6% GNP. Các trường và học viên ở Đài Loan đang kêu gọi các cấp quản lý trích 15% ngân sách hàng năm để giành cho GD trong tương lai. Để hình dung ra số kinh phí khổng lồ này có thể so sánh như sau: thu nhập bình quân theo đầu người của Đài Loan gấp 30 lần Việt Nam, dân số chỉ bằng ¼ Việt Nam, trong khi chúng ta mới đầu tư cho giáo dục 9,2% (Theo tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam), so với Đài Loan rõ ràng chúng ta kém vài chục lần. Đây là nguồn kinh phí ngân sách rất lớn mà nhà nước ưu tiên cho giáo dục và chứng tỏ Đài Loan coi trọng nguồn “tài nguyên con người” như thế nào.

Giáo dục Đài Loan hướng tới điều gì?

Theo cách nhìn nhận cơ học,  thì giáo dục Đài Loan tưởng như bước vào sự bế tắc, nhưng trên thực tế điều đó đã không xảy ra. Khi người ngoài cuộc nghĩ đang nghĩ về vấn đề Đài Loan giải quyết nó như thế nào thì Ngày 26-3-2012, Viện Nghiên cứu Giáo dục Quốc gia Đài Loan đã tổ chức Diễn đàn Giáo dục với chủ đề “Triển vọng của giáo dục trong tương lai”  với mục tiêu xác định những vấn đề trọng yếu nhất trong chính sách giáo dục cho các nhà nghiên cứu và quản lý giáo dục Đài Loan.

Hàng trăm chuyên gia giáo dục cao cấp đã đến tham dự, đặc biệt có 4  cựu Bộ Trưởng Bộ Giáo dục :Quách Vi Phan , Bộ trưởng thứ 13, Dương Triều Dương, Bộ trưởng thứ 16, hiện nay l­­­à cố vấn của Tổng thống;  Hoàng Long Thôn , Bộ trưởng thứ 18; Ngô Thanh Căn , Bộ trưởng thứ 21.

Theo dõi các nội dung hội thảo tại diễn đàn, sẽ rất ngạc nhiên khi không hề có nội dung chống suy giảm quy mô, chống giải thể các trường Đại học, các Học viện kỹ thuật… thay vào đó là 4 ván đề giáo dục  nhằm tăng trưởng chất lượng con người học sinh, sinh viên thích ứng nhu cầu của thế giới phát triển, tăng trưởng sức cạnh tranh của Đài Loan… Có thể nhìn thấy ở đây một chiến lược rất Trung Hoa “Quý hồ tinh bất quý hồ đa”, một cách nhìn nhận về hướng đi của giáo dục Đài Loan tự khổng lồ được về tầm vóc, và không dấu diếm một khát vọng chinh phục thế giới bằng trí tuệ Đài Loan.

Tầm nhìn của 4 cựu  Bộ Trưởng đã từng giữ những cương vị trọng yếu trong các trường đại học lớn, kinh nghiệm thực tiễn và tư duy khoa học của họ đã mở ra cách nhìn nhận vấn đề cốt lõi nhất thách thức giáo dục Đài Loan và những phương pháp tiếp cận giải quyết vấn đề.  Tại diễn đàn, 4 vấn đề lớn được hội thảo bao gồm:

- G­­iáo dục Đài loan cần phải bồi dưỡng năng lực, thái độ, và quan niệm như thế nào cho học sinh trước sự thách đố đa văn hóa trong thế kỷ mới.

- Trách nhiệm của gia đình và nhà trường với học sinh sinh viên trong thời đại có nhiều biến động.

-   Để giáo dục trong tương lai thích ứng với sự thay đổi và các yêu cầu của thực tiễn?

-   Chính sách nhà nước cần làm gì giúp thể chế giáo dục quốc gia giúp tăng cường năng lực cạnh tranh với thế giới

Giải pháp giải quyết 4 nội dung thách thức này cũng được giải trình. Với  cách  tiếp cận vấn đề năng động thực tiễn, diễn đàn đã đi đến  thống nhất dailoanvấn đề quan trọng đặc biệt là xác đinh mục tiêu của giáo dục và động lực của người học. Các học giả không dấu diếm một thực tế, dưới tác động của tình hình thế giới, lớp trẻ Đài Loan đang có những lệch lạc về giá trị của cuộc sống. Vì thế, trau dồi nhận biết và thực hiện ngoài cuộc sống theo những chuẩn mực giá trị văn hóa là con đường trước hết của lớp trẻ phải hướng tới. Trách nhiệm của giáo dục cần chuẩn bị cho họ cùng với kỹ năng nghề nghiệp là cách sống. Vấn đề  “Giá trị sống” được các nhà giáo dục đặt lên hàng đầu. Mục tiêu quan trọng nhất của giáo dục là nuôi trồng trong lớp trẻ động lực tự thân đối với việc học, coi việc học như sự tự nhiên tự nguyện suốt đời, lấy quan niệm như vậy làm động lực thúc đẩy quá trình chinh phục cuộc sống. Để có được điều đó, trách nhiệm của giáo dục là trau dồi cho người học năng lực và kỹ năng thích ứng toàn diện để sống một cuộc sống muôn mặt. Đây chính là giáo dục kỹ năng sống mà giáo dục Việt Nam đề cập đến một cách giản đơn trong thế kỷ XX và còn đang trăn trở triển khai.

Lấy học sinh sinh viên là trung tâm, gia đình và nhà trường phải chấm dứt các áp lực đặt lên người học về việc phải có bằng cấp và thành tích. Hãy tôn trọng năng lực, khát vọng bản thể của mỗi học sinh sinh viên. Trong đó Giáo dục cần giúp người học kết nối kiến thức tự thân với ứng dụng trong xã hội hiện tại và hướng tới những kết nối tương lai.

Về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của Đài Loan, diễn đàn xác định Đài Loan phải nhận thức rõ  thách thức và cơ hội, điểm mạnh và điểm yếu của mình trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay để tăng cường sức mạnh cạnh tranh. Với quan niệm chìa khóa cho tăng trưởng kinh tế - xã hội là nâng cao chất lượng giáo dục, các chuyên gia đã chỉ rõ những mục tiêu giáo dục cần làm. Trong việc cải cách giáo dục, không được quá coi trọng đến việc xếp hạng (bệnh thành tích), vì nó không phải là mục tiêu thực sự của giáo dục và do vậy sẽ có thể dẫn giáo dục đến chỗ lạc hướng và làm lãng phí nguồn lực có giới hạn dành cho giáo dục, đặc biệt là nguồn lực con người.

Trước mắt và lâu dài cần phải nỗ lực hoàn thiện các nguyên tắc và thước đo để đánh giá kết quả thực sự của giáo dục. Đặc biệt các chuyên gia nhấn mạnh không nên tự giới hạn mình trong những thước đo và tiêu chuẩn đang có mà phải mở hướng tìm những chuẩn tiên tiến vận dụng vào thực tiễn Đài Loan. Bản chất của nội dung này là Đài Loan đang hướng tới phương pháp kiểm định đánh giá chất lượng ở trình độ tiên tiến toàn cầu để xác định “tư cách đại học” của các trường tại lãnh thổ.

Trong bối cảnh tỷ lệ sinh của Đài Loan ngày càng giảm, hiện tượng chảy máu chất xám  có dấu hiệu xuất hiện là những nguy cơ thực sự đối với nguồn nhân lực của Đài Loan đòi hỏi nhà nước phải có chính sách cấp tốc để  giải quyết. Các chuyên gia xác định rõ “ Chúng ta không kỳ vọng vào những thay đổi xảy ra trong một đêm”, nhưng nhất thiết giáo dục phải thay đổi. Sức mạnh tạo ra thay đổi, là sự nhất quán trong chính sách giáo dục, chính sách này phải mang tầm ý chí chính trị của Tổng thống, tức là ở tầm mức lãnh đạo cao nhất của quốc gia.

Câu chuyện về Giáo dục Đại học ở Đài Loan cho thấy rất rõ tính chiến lược, chiến thuật của các nhà quản lý. Họ trân trọng các nhà khoa học giáo dục, tìm giải pháp tháo gỡ bế tắc, nhưng chưa bao giờ quên một tầm nhìn cao và rất xa chất chứa đầy tham vọng đưa giáo dục đất nước đến tầm cao quốc tế. Họ nhìn nhận về con người như một tài nguyên và hướng tới phương pháp giáo dục  cho sinh viên những giá trị sống, coi đó là một nội dung quan trọng, trước giáo dục kỹ năng nghề nghiệp. Điều đặc biệt là giáo dục phải có bàn tay nhà nước hỗ trợ mạnh mẽ, sự mạnh mẽ này được xác định trong “Ý chí chính trị” của trước hết một người cụ thể đó là Tổng thống;  bởi suy cho cùng, con người mới là chủ thể đất nước và mọi chính đảng, mọi nhà nước đều có mục tiêu vì con người – chủ nhân làm lên sự cường thịnh của quốc gia.