Chuyển đổi các trường THPT bán công sang THPT công lập ở Hải Phòng- Giaỉ pháp khoa học hay biện pháp "cứu tế" ?
Luật giáo dục 2005 khẳng định hệ thống giáo dục quốc dân chỉ có 3 loại hình : Công lập, dân lập ,tư thục. Tại Hải Phòng, tháng 10 năm 2008 ,UBND thành phố đã quyết định chuyển 4 trườngTHPT bán công sang THPT công lập để thực hiện Luật và công văn 875 của thành uỷ Hải Phòng về chống học sinh bỏ học, hỗ trợ các trường vùng nông thôn nghèo. Tuy nhiên khi chuyển đổi sang THPT các trường vẫn phải thực hiện cơ chế riêng, nguồn kinh phí đào tạo và nhân lực chỉ gần bằng 60% so với các trường THPT công lập khác. Lãnh đạo Sở Tài chính Vật giá khi trả lời phóng viên khẳng định “Các trường này thuộc loại hình tự chủ về tài chính” ? Trên thực tế cơ chế được áp dụng cho các trường này đã trở thành thách thức mà tự thân các trường không thể giải quyết nổi.
1.Chuyển các trường THPT bán công để thực hiện Luật và tháo gỡ khó khăn.
Từ năm học 2005 -2006 do biến động của thị trường, do cơ chế chính sách thay đổi và đo những yêu cầu cao hơn trong dạy và học nguồn kinh phí tự chủ của các trường không đủ đáp ứng 50% yêu cầu cần có trong khi hỗ trợ của nhà nước mỗi năm chỉ dao động từ 90 - 120 triệu đồng cho lương và chi khác, 40% hỗ trợ cho XDCB và thiết bị bằng 20% so với trường công lập cùng cấp. Tỷ lệ đầu tư cho một học sinh tại trường THPT bán công (gồm cả 2 nguồn tự chủ và ngân sách) chỉ gần bằng 50% cho một học sinh công lập mặc dù các mục tiêu và nội dung giáo dục vẫn phải thực hiện như nhau. Điều đáng quan tâm là 3/4 trường nằm ở vùng nông thôn nghèo xa trung tâm thành phố khả năng huy động nguồn lực tài chính rất yếu. Chính vì vậy từ năm 2005 -2007 tại 3 trường này đã có trên 500 học sinh bỏ học, tỷ lệ tuyển đầu vào mỗi năm học mất 30-40% và có trên 50 thày cô giáo bỏ hợp đồng trong đó có 2 thày cô diện biên chế bỏ nghề.
Từ năm 2006, BGH các trường THPT bán công đã tích cực tham mưu với ngành GD&ĐT cùng các sở chức năng và UBND thành phố về đề nghị chuyển đổi các trường để thực hiện Luật GD và giải quyết khủng hoảng .
Ngày 13 tháng 8 năm 2008 Thành uỷ Hải phòng đã có công văn số 875 -TU chỉ đạo việc thực hiện chuyển đổi cảctường THPT bán công vùng nông thôn sang THPT công lập thực hiệnviệc chống học sinh bỏ họcvà giáo viên bỏ dạy.
Ngày 30/10/2008 UBND thành phố đã có quyết định chuyển các trường THPT bán công sang loại hình THPT công lập. Và như vậy mục tiêu đúng đắn đã được thực hiện.
2. Cơ chế : Tháo và gỡ nửa chừng!
Theo quyết định số 1848 của UBND thành phố các trường khi chuyển sang loại hình THPT công lập thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP. Theo đó các trường này là trường THPT công lập như các trường thuộc nhóm b trong Nghị định.
Như vậy vấn đề đặt ra ở chỗ, thành phố chỉ cần áp dụng cơ chế công lập cho tất cả các trường vừa chuyển đổi và các trường này có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chính trị. Nhưng sự thật lại có sự khác biệt, các trường không được thụ hưởng quyền lợi như vậy. Thực tế kinh phí đào tạo được cấp cho 1 học sinh lại chỉ bằng 50% một học sinh công lập và biên chế cán bộ giáo viên chỉ là 60% so với biên chế công lập.
Do đó bài toán cứu nguy cho các trường THPT bán công vẫn bế tắc và lệch hẳn so với mục tiêu chuyển đổi đã đặt ra ở trên. Khi chỉ có 50% kinh phí đương nhiên học sinh các trường sẽ vẫn phải thu cao hơn mức thu học sinh CL thì mới bù đắp được 40% kinh phí thiếu hụt. Hơn nữa các trường THPT này hiện tai vẫn còn 20% học sinh hộ nghèo và diện học sinh chính sách thuộc diện miễn giảm học phí thì lấy kinh phí bù đắp từ nguồn nào,vẫn còn chưa xác định. Trong khi mức chi phí của học sinh THPT tại HP năm 2008-2009 là 2,2 triệu/hs/năm thì học sinh các trường vừa chuyển đổi chỉ được 1,2 triệu đồng/hs/năm và rõ ràng mỗi học sinh phải nộp 1 triệu đồng học phí mới bù đủ. Mức thu này còn cao hơn lúc chưa chuyển đổi. Những năm học trước các trường mới thu mức 810 nghìn đồng/hs/năm học thì các học sinh đã bỏ học ồ ạt ; Mặt khác nó tự tạo ra một nghịch cảnh là hai trường công lập cùng một vùng miền lại có hai chế độ khác nhau liệu có khuyến khích được học sinh đến trường trong điều kiện kinh tế cha mẹ học sinh ở vùng miền hết sức khó khăn? Đấy là chưa nói đến các trường THPT bán công là nơi có số đông học sinh nghèo học sinh chính sách đến học tập; Liệu có tạo được sự công bằng trong giáo dục. Và các nhà trường, những đơn vị cơ sở khi đối mặt trực tiếp với dân sẽ phải lý giải như thế nào? Đó là chưa đề cập tới lượng tài chính bị thiếu hụt trong 3 năm liền kề, nợ xây dựng cơ bản còn tồn đọng mà các trường chưa trả hết với con số hàng tỷ đồng mỗi trường và những công trình dang dở, những công trình xuống cấp đang cần hoàn thiện và tu sửa gấp.
Và với kinh phí ấy, biên chế ấy các nhà trường sẽ trở lên bất lực hoàn toàn trong việc dùng cơ chế kích cầu xây dựng đội ngũ ; Bởi sẽ không thể có ai lựa chọn công tác tại môi trường có thu nhập thấp và không được an toàn trong biên chế theo chính sách hiện thời. Chính thực trạng này đã làm hàng loạt giáo viên bỏ dạy bỏ nghề đã nói ở trên.
3. Ai là chủ thể chịu trách nhiệm ?
Xét về Luật, việc áp dụng cơ chế tài chính và nhân lực cho các trường THPT bán công vừa chuyển đổi loại hình rõ ràng là không thoả đáng. Mục tiêu đặt ra đã không đạt được hoàn hảo. Và sự thật các nhà trường lại tiếp tục đối mặt với những thách thức mới.
Một câu hỏi đặt ra là vì sao Hải Phòng lại có chính sách như vậy ? câu trả lời là tiết kiệm nguồn chi và thực hiện dần theo lộ trình. Nếu quả vậy thì thực chất giải pháp chuyển đổi này chỉ là một hình thức "cứu tế" mà thôi. Cách làm "đánh rắn giữa khúc" này, rất có thể không làm cho các trường hồi sinh mà ngược lại nó đẩy các nhà trường vào những tình thế nan giải hơn khó khăn hơn nữa.
Nhưng hiện tại, chưa có chủ thể quản lý nào đứng ra nghe và giải quyết vấn đề bức xúc này, chỉ có các hiệu trưởng của các trường vừa chuyển đổi là giãi bày trăn trở mà thôi.Thời điểm năm 2010 theo quy định của nhà nước là không còn trường bán công trên toàn quốc đang đến gần. Với tư cách là thành phố đi đầu trong việc giải quyết vấn đề này, nếu không thực hiện tốt thì chắc chắn có những nội dung thành phố lại thêm một lần điều chỉnh. Tháng 12 năm 2008, năm học đã đi qua gần một nửa thời gian, các trường vừa mừng có quyết định chuyển đổi lại đã canh cánh nỗi lo giải quyết những vấn đề bất cập nhìn thấy rõ ràng trước mắt kéo theo sự hoài nghi thắc mắc của mấy nghìn học trò và mấy chục vạn dân vùng nông thôn nghèo xa thành phố.
Ban Văn hoá xã hội
Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng thực hiện
Tháng 7 năm 2009
Kịch bản : Nguyễn Đình Minh
Viết lời bình : Hải Huyền Phong
Thể hiện lời bình : Minh Trí
Camera : Quang Tuấn
Chịu trách nhiệm sản xuất : Ban VHXH Đài PTTH Hải Phòng
Biên tập và đạo diễn : Minh Nguyệt