Câu chuyện nhà thơ, nhà vua và lời bình

Chuyện rằng:

NhaThoLangTu_resizeGiữa nhà thơ Abu và đức vua có mối quan hệ thật là tốt dẹp. Vì nhà thơ sáng tác một bài thơ ca ngợi đức vua hết lời. Đức vua thích bài thơ ấy lắm, ngài liền cho vời nhà thơ tới.

- Ta biết ban cho ng­ơi cái gì để thưởng công cho ng­ơi về những vần thơ tuyệt đẹp ấy bây giờ?

- Tâu bệ ha - nhà thơ khiêm tốn đưa mắt nhìn xuống - thần sẽ rất sung sướng nếu bệ hạ thưởng cho thần một con chó săn.

- Người không giễu ta đấy chứ! - đức vua cau mày - Con chó đâu xứng là một phần thưởng cho những vần thơ cao quý và tuyệt vời? Nhưng nếu ngươi vẫn cứ muốn thế, ta sẽ ban cho ngươi con chó săn tốt nhất.

- Nhưng, tâu bệ hạ - nhà thơ khe khẽ nói, mặt đỏ nhừ vì ngượng - thần biết cưỡi trên cái gì mà đi săn?

- Ngươi có lý, nhà thơ ạ. Ta sẽ cho ngươi thêm một con ngựa.

- Tâu bệ hạ, bệ hạ thật là hào phóng. Nhưng ... làm sao thần trèo lên lưng ngựa được?

Đức vua nhìn tấm thân phục phịch của nhà thơ và mím cười.

- ừ nhỉ, không có ai đỡ, thì người cũng khó trèo lên lưng ngựa thật... thôi được, ta sẽ cho ngươi một tên hầu.

- Thần đội ơn bệ hạ nhiều lắm, nhưng thần biết nhốt ngựa ở đâu?

- Ta sẽ cho ngươi một chuồng ngựa.

- Còn tên hầu, hắn sẽ ở đâu được ạ? Cũng ở trong chuồng ngựa ư?

- Ta sẽ cho ngươi một ngôi nhà.

- Nhưng ai sẽ trông nom ngôi nhà, thưa đức vua?

- Ta sẽ cho ngươi; một mụ quản gia và một mụ đầu bếp.

- Lạy thánh ala, nhưng thần lấy tiền đâu mà nuôi tất cả bọn họ?

- Ta sẽ cho ngươi một nghìn đồng tiền vàng.

- Xin đội ơn đức vua. - nhà thơ thốt lên, nhưng...

Đức vua ngắt lời:

- Đừng lo. Ta thấy ngươi đánh giá thơ ca rất cao, và như vậy là đúng. Bởi thế, ta rút lại tất cả những lời hứa hẹn không xứng đáng vừa rồi của ta. Để thưởng cho bài thơ của ngươi, ta sẽ làm một bài thơ tặng ngươi...

Và lời bình

hoa_chuoi

Đây là câu chuyện ngụ ngôn, đề tài thường gặp ở văn học dân gian, nhưng rất hiếm nhân vật lại là nhà thơ. Vì theo quan niệm truyền thống, thơ như một thánh đường và nhà thơ như những “nguyên lão” của thánh đường thi ca. Câu chuyện ở đây, nhà thơ được miêu tả như một kẻ trục lợi bẩn thỉu. Các ý tưởng tượng thần thánh của một thi sĩ không được dùng để sáng tạo ra những hình tượng thơ đẹp mà lại tưởng tượng ra tất thảy những ham muốn dục vọng cá nhân thấp hèn. Cốt truyện theo motip “Tham thì thâm” của Việt Nam. Tuy nhiên sự thật không phải không có những chuyện tương tự. Trong lịch sử khoa bảng đã chép một giai thoại rất buồn. Chuyện là, trong một kỳ thi đại khoa, có 3 vị đỗ Trạng nguyên, bảng nhỡn và thám hoa được vua ban thưởng. Hai vị đầu việc ban thưởng không có gì xảy ra. Nhưng đến Tham hoa vua hỏi muốn thưởng gì, vị này chỉ yêu cầu ra vườn ngự uyển nhìn trước. Sở dĩ có điều này là do luật khao thi quy định, ai đỗ Thám hoa sẽ được vua tiếp trong vườn Ngự uyển và cùng ngắm hoa cỏ trong vườn (Thám hoa). Trong quá trình ấy, nếu vị này muốn bông hoa nào, thì vua sẽ đúc 1 bông bằng vàng ròng tặng cho. Và vị Thám hoa trong câu chuyện này nhìn thấy và đề nghị Vua ban cho nột bông hoa…chuối. Một cái hoa chuối to ở độ trung bình, nếu đúc bằng vàng thì có lẽ phải nặng tới 20 kg chứ chẳng phải chơi. Vua bực mình, đồng thời cũng nhìn ra bản chất thật của Thám hoa này nên xóa bỏ kết quả kỳ thi của ông ta.

Bây giờ có nhiều xu thế lạ, nhiều quan điểm về thơ,nhà thơ cũng nhiều kiểu, có người là quan chức cao cấp, có người là tỷ phú... nhưng nhà thơ dù là kiểu gì cũng  phải có một nét bản chất chỉ giống nhà thơ là rung động trước cái cao thượng, cái đẹp và dám vứt bỏ cái nhục dục tầm thường.

Nếu xét theo hình tượng, thì nhà thơ (trong chuyện) là cái cao thượng; nhưng cái cao thượng ấy chỉ là các lớp áo khoác bên ngoài. Mỗi lần nhà thơ yêu cầu thì một lớp áo khoác bị lột bỏ, lột đến lúc nhà thơ trần trụi và bộc lộ cái “bản chất” của mình là lòng tham không đáy. Bởi nếu Vua không đột ngột cắt ngang thì trí tưởng tượng của anh ta sẽ đến lúc phát triển đến thành Ngọc Hoàng, hoặc cao hơn nữa.

Bài học giáo dục rút ra là biết tiết chế có giới hạn, biết làm việc với những nhà chính trị đương quyền. Phải đạt được sự tôn trọng của họ và tránh được sự phủ định sạch trơn của họ. Tất cả đều do khả năng tiết chế của con người cả, sự tiết chế ấy chính là sự đánh giá đúng giá trị cái mình có. Câu chuyện này cho thấy nhà thơ Abu chắc là ở miền Trung đông thua xa anh chàng Bờm của Việt Nam. Bờm bỏ qua các trò đánh đổi của Phú ông :

Bờm rằng Bờm chẳng lấy đâu những : ao sâu cá mè, bè gỗ lim, chim đồi mồi… Mà chấp nhận đổi cái quạt mo của mình lấy  nắm xôi! Bờm quá khôn và là một nhà kinh doanh giỏi. Bờm cười mãn nguyện đầy tự hào với cái mình có trước sự bẽ mặt của Phú ông.