Có thể bạn quan tâm
Giáo dục Việt qua con mắt phản biện của người xưa
Giáo dục Việt Nam đến thế kỷ 21 đã có nhiều sự thay đổi, nhiều sự phát triển;. Nếu đánh giá công bằng, chúng ta có thể khẳng định GDVN đã có những thành tích đáng tự hào; tuy nhiên nếu để tâm tới tiến trình giáo dục Việt, chúng ta thấy vẫn còn quá nhiều điều phải bàn. Trong mục Quản lý giáo dục của trang Wb, chúng tôi sưu tầm và trích đăng các ý kiến phản biện (Theo “ Người xưa cảnh tỉnh“ đã in trên Thểthao và văn hóa 2005-2007; Và nội dung biên soạn của tác giả Vương Trí Nhàn) của các học giả xưa (Thế kỷ 20 vè trước ) về nền giáo dục Việt. Những phản biện này soi vào hôm nay có nhiều điều dường như vãn chưa hề thay đổi dù 1 thế kỷ đã đi qua. - NĐM
1.Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổnhân và ngại thay đổi
Người nước chúng ta sự tính lợi hại xét hơn thua không rõ, cứngười sau thì làm theo những điều người trước hay làm. Bởi vậy cho nên cả nước giàu không đặng giàu nhiều, nghèo thì nghèo đến đỗi không áo không quần mà thay, rồi mỗi mỗi cứ đổ lỗi cho trời cho số, cho ngày sinh tháng đẻ.
Cổ đạo(1) là những lẽ phải: có vua tôi, có cha con, có anh em, có vợ chồng, có bạn hữu; nếu người nay mà trái những điều đó mới mang tai (2).Chớ ví như đổi tục gian ra ngay, tục làm biếng ra siêng, đổi dối ra thiệt, tục nghịch ra thuận, tục ngu ra trí, tục hèn ra sang, tục dơ ra sạch, tục vụng ra khéo, tục trược (3) ra thanh, đổi nhưvậy thì là phải lắm.
Xin hãy coi gương người dị quốc (4), hoặc phương đông phương tây, phương nam cùng phương bắc, người ta thường hay đổi hay sửa, ít bắt chước những điều tệ của người trước; bởi vậy nay người ta thanh lịch lắm. Nếu mà cứ theo tục sai không đổi thì quả là khờ và bị thiệt hại.
(1) đạo lý cổ truyền;
(2) chịu những điều khốn khổ, có hại
(3) trược tức là trọc, có nghĩa là đục, không trong sạch
(4) người các nước khác
Lương Dũ Thúc
Nông cổmín đàm, 1902
2.Dễhọc cái dở
Người bổn quốc chúng ta lúc này cũng đã có nhiều người thành thị lịch lãm về sự dinh dãy(1), cách ở ăn sạch sẽ, về lệ luật phép tắc thông thạo nhiều;tôi chỉ không hiểu cho rõ làm sao mà thông thái mau hết ức về việc xa xỉ, về lý tự bạo(2), mà không thông thái về cách tính toán về phép thương cổ(3), không có thấy bày ra hãng buôn nào cho lớn làm nghề nào cho to; vụ lợi (4) thì không làm, còn vụ hại thì thích lắm.
Trong năm mười năm tới nữa mà cứ không buôn lớn và không học nghề chi cho giỏi, thì kẻ nghèo khó còn thặng (5) trên sống àn nữa.
(1) chỉlối sống sang trọng
(2) chỉtham vọng muốn trởnên ông kia bà nọ.
(3) buôn bán
(4) việc sinh lợi
(5) dưra
Lương Dũ Thúc
Nông cổmín đàm1902
3.Học thuật hủ bại
Cách học của ta trái phép sư phạm.
Tự lúc nhỏ cho đến lúc lớn chẳng qua chỉ học trong hai khoa là luân lý với văn chương. Mà luân lý thì lại theo nghĩa hẹp hòi, bó mình vào trong lễ phép, làm cho người ta không thể theo được.
Văn chương thì cũng phù phiếm, người nước Nam mà bàn việc Nguyên Minh ĐườngTống, ngồi xó nhà mà tả những cảnh Hoàng Hà Thái Sơn, thực là ngồi Cầu Đơ mà nói chuyện quán Mọc(1).
Văn chương như thế thì thì vẽ sao được cái chân cảnh tạo hoá mà cảm động được lòng người.
Ngoài khoa văn chương với luân lý thì không còn khoa gì nữa, thể thao chẳng có, kỹ nghệ cũng không. Ai học rộng ra đến thiên văn địa lý y khoa lý số một đôi chút đã cho là vạn sự xuất ưnho(2) mà rút lại thì chẳng nghềgì là học cho đến nơi đến chốn.
Học thuật của ta hủ bại như thế, trách nào mà tri thức của ta chẳng mờ mịt, văn minh của ta chẳng kém xa các nước.
(1) Cầu Đơ tên cũ của thị xã Hà Đông; quán Mọc nay thuộc quận Đống Đa, Hà Nội
(2) Mọi chuyện bắt đầu từ ở đạo nho
Phan Kế Bính
Việt Nam phong tục,1915
4.Học để kiếm gạo
Đi học để kiếm gạo (1), tệ hại lớn lắm. Vì cốt kiếm gạo thời cái mục đích đãdở; hoặc nhân vì mục đích đó mà sinh ra hay giả dối, hay tham lợi riêng;cốt được gạo thời thôi, đạo đức mà chi, hợp quần mà chi, ái quốc mà chi, trăm việc hỏng trớt.
(1) hiểu theo nghĩa rộng: chỉ cốt sinh lợi, có tiền
Phan Bội Châu
Lời hỏi các bạn thanh niên,1928
5. Học đểlàm quan
Người nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi;đi học cũng nhưđi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích ch ỉlà cầu lợi mà thôi.
Tiếng rằng nước mình tôn sùng đạo Khổng, song đó là vì học đi thi mà tôn sùng, chứkhông phải vì tôn sùng mà phải học.
Cho nên ngày trước triều đình thi Hán tựthì người mình lo học Hán tự để lấy ông cử ông nghè; ngày nay chính phủ bảo hộ thi Pháp văn thì người mìnhlo học Pháp văn để lấy ông tham ông phán.
Ngô Đức Kế
Nền quốc văn,Hữu thanh,1924
6.Học đòi vặt vãnhbỏqua chuyện lớn
Quái lạcho người đời, hễ ai bảo cải lương lối nhà cửa ở, hay là cải lương cách ăn mặc bắt chước theo lối Âu Tây, thời đua nhau nhưvịt; còn nhỡ ai khuyên bảo nên cải lương những thói xấu nết hư-- chốn hương thôn không nên tranh giành kiện tụng nhau, ở với bè bạn thời phải giữ lòng trung tín -- thời dẫu nói rát cổ bỏng họng cũng chỉ lờ đi, chớ không thèm nghe.
Nguyễn Bá Học
Di ngôn, do Nguyễn Bá Trác thuật,Nam Phong, 1921
7.Nặng tính hiếu kỳ
Cái tính hiếu kỳ là cái bệnh chung trong lối học của ta, xưa kia học chữTàu, đọc sách Tàu, lâu dần quá mê chuộng mà khinh rẻ những cái của mình.
Cái gì của Tàu cũng cho là hơn mà chịu khó nghiên cứu, cái gì của mình cũng cho là dở là kém không thèm nhìn tới.
Thành ra núi sông đình miếu nước Tàu thì biết mà núi sông đình miếu nước mình thời không hay; danh lam thắng tích bên Tàu thì rõ mà danh lam thắng tích nước mình thì không tường; lịch sử địa dư nước Tàu thì thiệp liệp (1), mà lịch sử địa dưnước mình thời mịt mù; phong tục nhân vật nước Tàu thời tường tất mà phong tục nhân vật nước mình thời tối tăm.
Mà có phải mình thiếu gì cái đẹp cái hay, cái đáng ngắm …
(1) cũng có hiểu ít nhiều
Dương Quảng Hàm
Học sao cho phải đường, Hữu thanh,1921
8. Thần trí bạc nhược, thiếu óc tựlập
Nước tavẫn có tiếng là ham học, nhưng cả nước ví như một cái trường học lớn,cả năm thày trò chỉôn lại mấy quyển sách giáo khoa cũ, hết năm này đến năm khác, già đời vẫn không khỏi cái tư cách làm học trò!
Ấy cái tình trạng nước ta, sự học từ xưa đến nay và hiện ngay bây giờcũng vẫn thế...
Xưa khi học sách Tàu thì làm học trò Tàu, ngày nay học sách Tây chỉlàm học tròTây mà thôi, chưa mấy ai là rõ rệt có cái tư cách --- đừng nói đến tư cách nữa hãy nói có cái hy vọng mà thôi –, muốn độc lập trong cõi tưtưởng cả.
Như vậy thì ra giống ta chung kiếp (1) chỉ làm nô lệ về đường tinh thần hay sao? Hay là tại thần trí của ta nó bạc nhược quá không đủ cho ta cái óc tự lập.
(1) suốt đời
Phạm Quỳnh
Bàn về quốc học,Namphong, 1931
9.Nhưcái cây bị“cớm”
Địa lý,lịch sử, chính trị đều như hiệp sức nhau lại mà gây cho nước ta mộtc ái tình thếrất bất lợi cho sựhọc vấn tư tưởng. Bao nhiêu những người khá trong nước đều bịcái tình thếấy nó áp bách trong mấy mươi đời nên dần dần lập thành một cái tâm lý riêng, là cái tâm lý ỷlại vào người chứ không dám tự lập một mình; trong việc học vấn thì cái tâm lý ấy là tâm lý làm học trò suốt đời. Nước ta ở ngay cạnh nách nước Tàu, từ hồi ấu trĩ cho đến lúc trưởng thành đều nấp bóng nước Tàu mà sinh trưởng, khác nào như một cái cây nhỏ mọc bên một cái cây lớn, bị nó “cớm “ không thể nào nẩy nở lên được.
Nhật Bản cũng là học trò của Tàu, cũng mô phỏng văn hoá Tàu trong mấy mươi đời, nhưng họ biết lựa lọc kén chọn, họ không có phóng chép một cách nô lệ như mình, cho nên tuy về đường tư tưởng vẫn chịu ảnh hưởng của Tàu nhiều, nhưng họ cũng có một nền quốc học của họ dầu không rực rỡcho lắm, vẫn có đặc sắc khác người.
Đến như ta thì khác hẳn. Ta học của Tàu mà chỉhọc thuần vềmột phương diệncửnghiệp là cái học rất thô thiển, không có giá trịgì vềnghĩa lý tinh thần; mài miệt về một đường đó trong mấy mươi đời, thành ra cái óc tê liệt đi mà không sản xuất ra được tư tưởng gì mới lạ nữa.
Phạm Quỳnh
Bàn vềquốc học,Nam Phong,1931
10. Con ma cửnghiệp giết chết sựhọc
Bệnhcăn của cõi học ta xưa, một là vì xã hội cẩu thảmà toàn mô phỏng, mộtnữa là vì kẻhọc giảham cái cận lợi (1) khoa cử.
Trước khi vì học thuật nước nhà mà hy vọng ta phải hết sức từbỏcănbệnh cẩu thảđi, trừbỏcái tính tựtiện tựkhí đi (2). Không thì vềxãhội lại cứlười biếng a dua không suy xét lựa chọn, không có cái tinh thần tự giác tự tín; về kẻ học giả lại cứ tham cái cận lợi nhai văn nuốtchữ, lấy học đường của nước văn minh làm con đường tắt hiển vinh. Bộ“lều chiếu chõng lọ“ đã phá đập ởtrường thi rồi, con ma nghiện cửnghiệp lại bò vào nơi “mễ đỏ bảng đen” ám ảnh. Thì học đến bao giờcũng chung vô sởđắc (3); mà dù có sở đắc được tí gì cũng chẳng đểý đến.
(1) cái lợi trước mắt
(2) tựmình coi rẻcoi thường mình
(3) cuối cùng không thu được cáigì là của mình
Nguyễn Trọng Thuật
Điều đình cái án quốc học,1931
11.Có khoa cửmà không có sựnghiệp
Nho học có lợi cho cái chính thể quân chủ chuyên chế nên các đế vương nước ta lại càng tôn sùng lắm. Cái chế độ khoa cử thật là một cái quà rất hại mà nước Tàu đã tặng cho ta. Ngay bên Tàu nó đã hại mà sang đến ta cái độ ccủa nó lại gấp mấy lần nữa.
NgườiNhật Bản họ hơn mình, chính là vì họ không mắc phải cái vạ khoa cử như mình. Họbắt chước cái gì của Tàu thì bắt chước, chứ đến cái lối khoa cử thì họ không chơi. Đời Đức Xuyên ( Tokugawa ) cũng đã có một hồi thi hành cái ch ếđộ hãm hại nhân tài nô lệthần trí đó, nhưng sĩ phu trong nước họ không chịu nên cũng không thể bền được.
Ở nước ta thì đến hơn sáu trăm năm sinh trưởng trong cái chế độ ấy, trách nào cái khí tinh anh trong nước chẳng đến tiêu mòn đi hết cả. Ở Văn Miếu Hà Nội còn mấy dãy bia kỷniệm các cụ đỗ tiến sĩ về đời Hậu Lê, trong đó chắc có nhiều bậc nhân tài lỗi lạc, nhưng vì mài miệt vềđường khoa cử,nên đều mai một mất cả; tên còn rành rành trên bia đá đó, mà có sự nghiệp về đường học vấn tư tưởng được như ai ?!
Phạm Quỳnh
Bàn vềquốc học,1931
12.Giáo dục hiện đại bịthương mại hóa
Đứa trẻ ởn hà đã không được trông nom dạy bảo cho phải đường, đến trường lại bị giao cho những ông giáo phần nhiều chưa biết làm một người cha, chưa được thành thục về khoa giáo dục, chưa có kinh nghiệm về tâm lý học,chưa được thuần về tính nết …
Trong nước có biết bao nhiêu trường tư. Gia dĩ mởmột trường tưcũng khôngkhác gì mởmột hiệu buôn. Nhà hàng phải chiều khách, các ông kinh doanh về tư thục – tôi nói kinh doanh mà không nói giáo dục – muốn cho trườngmình được vững vàng tức là muốn cho có nhiều lời lãi, tất phải chiều theo thị hiếu của học sinh vốn là những khách hàng rất khó tính.
Thái Phỉ
Một nền giáo dục Việt Nam mới, 1941
13.Thiếu niên hưhỏng
Đa sốthiếu niên lầm tưởng rằng tuổi trẻ là tuổi có thể nói hay làm bất cứ cái gì chướng tai gai mắt mà có tính cách vui đùa, chẳng sợai chấp trách gì cả. Họ sỗ sàng cấc lấc. Họnói bô bô ởng oài phố những chuyện người ta thường chỉnói nhỏ ở trong buồng kín. Đứng trước những bậc huynh trưởng, họ cũng vô tình buột ra những ngôn ngữ hay lộra những cứ chỉ rất khảố. Bị các báo chí hài hước và trào phúng làm hại, họ không còn coi cái gì là nghiêm trang đứng đắn cả, họ hoài nghi tất cả. Cái gì đối với họ cũng như trò đùa.
Gặp việcgì hơi khó nhọc, có tính cách trừu tượng hay cần đến kiên nhẫn là họngại ngùng. Đi học, họ thích nghe thầy giáo nói chuyện hơn là nghe giảng bài hay phải chép bài. Họ không thể và không muốn nỗl ực. Ởnhà họ không muốn mó đến một công việc gì, dù là việc rất nhẹ nhàng.
Thái Phỉ
Một nền giáo dục Việt Nam mới, 1941
14.Đỗđạt là xong, không còn cầu học
Phải nhận rằng người mình không ham học mấy. Thí dụ như người đỗ bằng tốt nghiệp, có công ăn việc làm thì thôi, không chịu học thêm.Tôi cho thế là nhầm lắm. Người ta dạy cho bấy nhiêu là để cho mình tạm đủsức mà họclấy; khi ở trường ra mới là chỗ khởi hành, mình lại tưởng đến nơi rồi.Nếu tôi được phép, tôi sẽ khuyên anh em thanh niên học rõ nhiều, vừa đọc văn Tây, vừa học lại tiếng ta, vì phần đông người ta mà viết vănta còn sai nhiều lắm.
Nguyễn Văn Tố
Theo Lê Thanh, Cuộc phỏng vấn các nhà văn, 1943
15.Một nền giáo dục giết chết nhân cách
Phương pháp giáo dục ở ta cẩu thả thô sơ. Xong mấy quyển sách sơ học thì thày đem ngay các sách Bắc sử(1) vàNgũ kinh Tứthưđại toànra dạy. Thày nhăm mắt mà giảng chữnào nghĩa ấy, chỉ sợ sai mất nghĩa của Tống nho; trò cũng nhắm mắt học cho thuộc lòng để đến khi hành văn nhớ lại mà đặt để.
Phương pháp giáo huấn vụng về chật hẹp như thế là do một nguyên nhân khác là chế độ khoa cử. Chế độ ấy cốt xô đẩy sĩ tử trong nước vào đường cử nghiệp hư văn.
Triều đình lại cho những người khoa mục nhiều điều vinh diệu quá đáng, nào trâm bào dạo phố, nào cờbiển vinh quy, cùng là khắc tên ởbia đá bảngvàng để lưu truyền cùng hậu thế.
Học trò chỉc hăm học thuộc lòng một ít sách vở, v&agrav