Góp thêm lời bàn về bài thơ “Cự ngao đới sơn” - Hoàng Vũ
Một người 500 năm trước lo cho xã tắc tới 500 năm sau, lòng yêu nước ấy đáng để cho chúng ta, lớp con cháu hậu thế phải kính cẩn ngàn lần bái lạy. Đáng thẹn thay vẫn có những kẻ mang cơm nặng áo dày của dân, khi đất nước bị lâm nguy lại trở nên vô cảm, chỉ biết vun thu cho cho cá nhân, bè phái của mình.
Bài thơ “Cự ngao đới sơn” do cụ Trạng Trình nguyễn Bỉnh Khiêm viết cách đây gần 500 năm, bài thơ được giáo sư Đinh Gia Khánh dịch thơ đã lâu, song gần đây, bài thơ được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt từ khi Trung Quốc bộc lộ ý đồ xâm chiếm biển Đông, chiếm các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và ngày càng leo thang gây hấn tại biển Đông.
Một trong các bài viêt được nhiều người chú ý là bài viết :“Tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Trạng Trình từ 500 năm trước " của nhà thơ Nguyễn Đình Minh trên báo Hải Phòng số Xuân Giáp Ngọ 2014. Tôi rất tâm đắc với nhà thơ về cách nhìn nhận, phân tích, đánh giá tác phẩm. Nhà thơ Nguyễn Đình Minh đã có một phát hiện khá thú vị như sau: “Tác giả đã chỉ ra một trong những điều tất yếu của sự bền vững muôn đời của giang sơn đại Việt chính là nắm giữ chủ quyền biển Đông. Trước đây khi đề cập đến lãnh thổ, chúng ta thường nói nhiều về sông núi, đất đai; chúng ta có nói về biển nhưng không nhiều, biển không là trọng điểm nhấn mạnh. Nhưng từ về 500 năm trước Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo tầm quan trọng của biển đảo dẫn đến sự tồn vong thịnh trị của cả quốc gia; điều ấy cho thấy tầm chiến lược về bảo vệ của ông rất rộng lớn và toàn diện.” (Tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Trạng Trình từ 500 năm trước-Nguyễn Đình Minh).
Chúng ta đều biết bài thơ “Cự ngao đới sơn” do cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm viết cách đây gần 500 năm trước, vào thời đó, chủ quyền của của các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa không bị chanh chấp, các thế lực phong kiến Trung Quốc chỉ lăm le xâm lược phần lãnh thổ đất liền mà thôi. Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ở xa lắc xa lơ ấy là nơi lánh nạn, trú bão của các đoàn thương thuyền, ngư thuyền mạo hiểm dám ra khơi xa, trong điều kiện phương tiện thuyền bè nhỏ bé và lạc hậu, vị trí của kinh tế biển, đảo khi đó chưa được khai thác như bây giờ. Như vậy, bài thơ Cụ Trạng có ý dành cho hậu thế chứ không phải cho đương đại, nếu không phải “sấm” thì cũng là lời nhắn nhủ tới các đời con cháu mai sau.
萬里東溟歸把握
“Vạn lý Đông Minh quy bả ác
億年南極奠隆平
ức niên Nam cực điện long bình”
“Vạn dặm biển Đông quơ vào tay nắm/ Ức năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình”. Như nhà thơ Nguyễn Đình Minh đánh giá : “Một tầm nhìn chiến lược về biển Đông”. Chỉ có các bậc vĩ nhân mới nhìn xa trông rộng đến như vậy. Xin nhớ rằng cụ Trạng viết: “Vạn dặm biển Đông” chứ không phải chỉ mấy hòn đảo loanh quanh ở ven bờ, trong vạn dặm biển Đông tất nhiên có các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa như những con ngao lớn đội núi. Tiếc rằng, sau cụ Trạng, hậu thế có lúc, có kẻ không thấy được bài học quý giá này dẫn tới hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ Nam Việt lúc có, lúc không, gây nên hậu quả khôn lường.
Nhà thơ Nguyễn Đình Minh đã phân tích rất có lý bề nổi và chiều sâu của các câu thơ, riêng tôi, khi đọc bài thơ này, không khỏi chạnh buồn khi đọc hai câu kết:
我今欲展扶危力
“Ngã kim dục triển phù nguy lực
挽卻關河舊帝城
Vãn khước quan hà cựu đế thành”
Hẳn khi viết ra những lời này, Cụ Trạng cũng day dứt lắm. Vì sao “ta nay cũng muốn đem sức ra để phù nguy”. 500 năm trước biển đảo đâu có gặp nguy khốn mà Cụ Trạng phải đem sức ra “phù nguy” Bài thơ đang nói với người xưa hay nói với người nay thế là đã rõ. Chỉ có ngày nay mới xảy ra sự tranh chấp biển đảo, và cũng chỉ có ngày nay mới có nguy cơ bị giặc Tàu cướp mất biển Đông. Có phải từ 500 năm trước, Cụ Trạng đã tiên tri được ngày nay biển Đông của chúng ta bị lâm nguy, bài thơ không phải ứng vào lúc này thì còn vào lúc nào nữa? Cụ viêt: “Ta nay cũng muốn đem sức ra phù nguy”, một người 500 năm trước lo cho xã tắc tới 500 năm sau, lòng yêu nước ấy đáng để cho chúng ta, lớp con cháu hậu thế phải kính cẩn ngàn lần bái lạy. Đáng thẹn thay vẫn có những kẻ mang cơm nặng áo dày của dân, khi đất nước bị lâm nguy lại trở nên vô cảm, chỉ biết vun thu cho cho cá nhân, bè phái của mình.
Càng buồn hơn khi tôi đọc tới câu thơ cuối bài thơ:
挽卻關河舊帝城
“Vãn khước quan hà cựu đế thành”
Vì sao lại là: “vãn khước” (挽卻).Vãn là muộn, là chậm, là lâu dài, khước là lấy lại. Phải mất thời gian lâu dài mới lấy lại được quan hà (ở đây là biển Đông) . Lâu dài là bao lâu ??? Chẳng lẽ biển Đông của chúng ta có lúc bị rơi vào tay giặc Tàu sao? Căn cứ vào tương quan lực lượng, căn cứ vào…..tôi không khỏi giật mình, có thể chúng ta phải giành lại biển Đông từ tay giặc, một cuộc chiến đầy cam go, quyết liệt. Lịch sử trước khi sang trang thường phải có một sự chuyển vần kinh thiên động địa như một người mẹ trước khi sinh một đứa con, tạo ra niềm hạnh phúc mới cũng phải qua một cơn vượt cạn thập tử nhất sinh. Nếu tin vào lời Thánh nhân, ở đây vẫn còn một từ vô cùng quý giá, phải nói là quý ơi là quý, đó là từ “khước” (卻)nghĩa là lấy lại. câu thơ khảng định dù sao cũng lấy lại được quan hà (tức là biển Đông). Dù quân giặc có dã tâm độc ác đến đâu, chúng ta cũng vượt qua được, biển Đông lại trở về với giang sơn Việt nam. Dù cho bọn giặc Tàu có to xác, hung hãn đến đâu, giờ đây không phải không có cách thu phục, chỉ cần dân ta đồng lòng, giới lãnh đạo nhà nước Việt Nam thật sự đặt lợi ích của quốc gia lên trên hết, lo gì không tìm ra cách đánh giặc, có khi không cần phải đổ máu, hy sinh vẫn giành thắng lợi như cụ Trạng có câu: “bất chiến tự nhiên thành”. Được như thế thì thật là phúc cho nhân dân, phúc cho xã tắc.
Hải Phòng ngày 27/6/2014
巨 鰲 戴 山
Cự ngao đới sơn
碧浸仙山徹底清
Bích tẩm tiên sơn triệt để thanh,
巨鰲戴得玉壺生。
Cự ngao đới đắc ngọc hồ sinh.
到頭石有補天力,
Đáo đầu thạch hữu bổ thiên lực
著腳潮無卷地聲。
Trước cước trào vô quyển địa thanh.
萬里東溟歸把握,
Vạn lý Đông minh quy bả ác,
億年南極奠隆平。
Ức niên Nam cực điện long bình.
我今欲展扶危力,
Ngã kim dục triển phù nguy lực,
挽卻關河舊帝城
Vãn khước quan hà cựu đế thành.
(Bạch Vân am thi tập)
Hải Phòng ngày 27/6/2014