Hiện tượng siêu trăng và ảnh hưởng của nó đến trái đất
Giả thuyết “siêu trăng” do nhà chiêm tinh Richard Nolle đề xuất năm 1979, được đặt tên lại từ hiện tượng cận điểm giữa trái đất và mặt trăng, mà giới thiên văn học hay gọi là cận điểm sóc vọng (perigee-syzygy). Trong một bài viết xuất bản vào tháng 01/2007 trên tạp chí The Mountain Astrologer, Nolle đã trình bày lại phương pháp tính quỹ đạo tiếp cận của trái đất với mặt trăng và sự ảnh hưởng của nó tới hoạt động địa chất, kinh tế, chính trị… của địa cầu.
Sau trận động đất lớn vừa qua tại Nhật Bản, mặc dù đã được Nolle dự đoán từ trước, song một số nhà khoa học đã phản bác giả thuyết “siêu trăng” của ông, và nói rằng đây là sự trùng hợp ngẫu nhiên.
Tuy bị bác bỏ, song giả thuyết của Richard Nolle được nhiều người quan tâm vì có cơ sở của nó. Theo nhà chiêm tinh này sự biến động của một chu kỳ “siêu trăng” thường xuất hiện trước hoặc sau 3 ngày trong thời điểm chính, và nếu trùng với sự kiện nhật thực thì nó kéo dài đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này lớp vỏ của trái đất, tầng không khí và cả con người đều bị ảnh hưởng.
Ví dụ như hồi cơn bão Katrina năm 2005, nó rơi vào đợt “siêu trăng” tháng tám và nhà chiêm tinh đã gửi lời cảnh báo ngày xảy ra thiên tai, thậm chí còn chỉ rõ vịnh Mexico là nơi sẽ hứng chịu thiệt hại nhiều nhất trong thời gian này.
Vào các thời điểm “siêu trăng” khác trong quá khứ như năm 1991, 1948, 1992 và 1900, người ta đã chứng kiến nhiều hiện tượng thời tiết bất thường khác diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Năm 1991 hiện tượng “siêu trăng” rơi vào tháng 6 và trong thời điểm này (15/06) núi lửa Mt. Pinatubo phun trào. Hay vào ngày 06/10/1948 trận động đất 7,3 độ đã làm chết 110.000 người ở Turkmenistan cũng nằm trong thời điểm “siêu trăng”. Xa hơn nữa vào ngày 08/09/1900 sóng thần đã tấn công vào Galveston, Texas, và giết chết hơn 8.000 người cũng vào lúc cận điểm.
Riêng trong năm nay Richard Nolle dự đoán “siêu trăng” ảnh hưởng mạnh ba lần vào các tháng hai, tháng ba và tháng tư. Ở lần đầu tiên “siêu trăng” rơi vào ngày 28/02/2010, và bắt đầu từ 25/03 đã có nhiều tín hiệu tai họa giáng xuống như trận động đất mạnh 8,8 độ tại Chile, một cơn sóng thần nhỏ tại Thái Bình Dương, bão tuyết tại vùng Đông Bắc Mỹ, bão lớn ở Pháp… cùng xuất hiện vào ngày 27/02.
Tuy nhiên “siêu trăng” không gây biến động địa chất một cách toàn diện trên địa cầu, mà chỉ một vài khu vực nào đó bị ảnh hưởng và điều này có thể tính toán được.
Giống như nhật thực có bốn năm một lần, “siêu trăng” xuất hiện hàng năm và trong năm 2011 nó xuất hiện 6 lần. Tuy nhiên điều kiện để một “siêu trăng” tác động mạnh lên địa cầu nó phải có sự đồng chi phối của các ngôi sao khác.
Ví dụ ngày 18/02, mặt trăng đối diện với bộ tứ mặt trời, sao Hải Vương (Neptune), sao Hỏa (Mars) và sao Thủy (Mercury). Ngày 19/03 nó đối diện với mặt trời và sao Thiên Vương (Uranus). Ngày 18/04 nó đối diện với mặt trời – sao Mộc (Jupiter).
Ngày 18/02 tại cung Leo 29 ° 20 ‘, mặt trăng đối diện với bộ tứ mặt trời, sao Hải Vương (Neptune), sao Hỏa (Mars) và sao Thủy (Mercury). Điều này chứng tỏ dấu hiệu về cuộc khủng hoảng nợ và chính sách thắt lưng buộc bụng tại một số quốc gia; và vấn đề vũ khí hạt nhân gây căng thẳng chính trị, sự sợ hãi bị tấn công khủng bố.
Liên quan đến vấn đề địa chất thì có sự hoạt động trong lớp võ trái đất, đại dương, khí quyển…và các tai nạn liên quan đến thời tiết, cơ sở hạ tầng, giao thông…Các khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất dọc theo đường bắc nam tới phía đông châu Phi, trung Đông, Nga, các bờ biển Thái Bình Dương, trung tâm Bắc Mỹ…
Ngày 19/03 mặt trăng đối diện với mặt trời và sao Thiên Vương (Uranus) tại cung Virgo 28° 48′, và được xem là thời điểm có nhiều tác hại nhất trong năm. Điều này dự báo sự gia tăng tác động liên quan tới địa chất từ ngày 16 đến ngày 22. Thời gian này có sóng thần cao dọc theo bờ biển, rung động địa chấn từ trung bình đến nặng (trên 5 độ), và cháy rừng.
Các khu vực bị tác động trong “siêu trăng” tháng ba bao gồm đường kinh tuyến từ phía bắc và trung tâm nước Mỹ, từ phía rìa phía đông thành phố Winnipeg và thành phố Mexico; một đường cắt khác nằm ở châu Á qua Siberia, miền đông Ấn Độ, Bangladesh, Nepal, phía tây Trung Quốc và Mông Cổ. Ngoài ra còn vòng cung quét từ New Zealand dọc theo Thái Bình Dương chạy lên phía trên nước Nga, tới eo biển Bering; và chạy xuống từ phía bắc đến phía tây châu Âu và phía tây châu Phi.
Ngày 18/04 mặt trăng đối diện với mặt trời – sao Mộc (Jupiter) tại cung Libra 27 ° 44 ‘ và đây là một sự phức tạp trên bầu trời trong năm nay. Điều này dự báo sự căng thẳng từ chính trị cho đến đại lý xảy ra với địa cầu.
Với lĩnh vực chính trị sẽ cho biết có hành động liên quan đến quân sự, bán quân sự, hoặc thấp hơn là sự đe dọa…làm ảnh hưởng đến nền kinh tế một thời gian. Về địa lý sẽ có bão lớn, động đất cấp độ lớn (trên cấp 5), núi lửa phun, thủy triều dâng (gồm cả sóng thần).
Dự đoán khu vực bị ảnh hưởng gồm Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản, bán đảo Triều Tiên, Philippines, Indonesia và trung tâm nước Úc. Vòng ảnh hưởng khác phía đông Canada và phía đông Nam Mỹ. Đặc biệt rủi ro lớn nằm bờ biển California, Alaska, Đông Âu, Trung Đông và phía đông châu Phi.