Có thể bạn quan tâm
Hương bùn quê đã làm ta tồn tại
(Hương bùn)
Sự thấu hiểu, sự từng trải, sự cảm thông, sự chiêm ngẫm đã trở thành điểm tựa cho tác giả khi khai thác những đề tài gắn với đời sống. Cùng với việc biến động không ngừng của xã hội, cảnh quan nông thôn ngày một khác. Những biến cải về kinh tế, những quẫy đạp của kim tiền, sự đua tranh không khoan nhượng của cơ chế thị trường có làm cho gương mặt nông thôn mới lên, nhưng cũng đã ít nhiều để lại hệ lụy cho nhiều vùng quê vốn phẳng lặng thanh bình. Thơ đã không né tránh những gì đặt ra trong cuộc sống. Không sa đà vào việc lý giải, tác giả thơ đã tạo một hình ảnh rất tiêu biểu:
Một chút hoài niệm day dứt. Đó là sự nhất quán của tâm tưởng, tác giả khó thoát ly khỏi những cảnh sắc thân thuộc và ám gợi.
Tác giả thơ không chỉ dừng lại ở việc quan sát. Từ những gì thấy đến những gì để nghĩ để tạo nên thơ là một quá trình lao động ngôn ngữ. Không dừng ở việc miêu tả thuần túy, thơ đã định vị bằng sự rung cảm của tâm thức.
(Vào thu)
Đã nguyện bước vào đường thơ không mấy ai thoát khỏi sự phiêu lưu. Nhiều khi phải đánh đổi, phải trả giá về sự mộng mơ mây gió. Đối với người thực dụng, thơ có thể là món hàng xa xỉ. Nhưng thơ đầy tự trọng. Người làm thơ cũng vậy. Phải thực lòng kiên nhẫn kiên tâm và tự ý thức về bổn phận. Thơ đứng về phía nước mắt, thơ đứng về phía nhân ái. Thơ dấn thân, “ ta lang thang như hạt bụi dưới chiều/ không tìm nổi nấm mồ chôn nước mắt/ nỗi gió sương cào mòn xương cốt/ ê ẩm tiếng thời phiêu dạt nổi nênh”. Dù thế nào thì thơ cũng giữ tâm thế, người làm thơ ý thức được điều đó. Nguyễn Đình Minh đã suy nghiệm. Thế giới không còn xa lạ. Mọi điều trở nên giản dị trước cái nhìn bình tĩnh chân thực.
(Làng)
Cảm thông với người nông dân trước hết là thấu hiểu nỗi cực nhọc của những người thân yêu ruột thịt. Những cảnh tượng cực nhọc nhà nông được tái hiện bằng những câu thơ se sắt “mẹ bạc muối áo nâu… giữa chang chang lửa/ chân cắm dưới bùn/ lòng ngóng trời cao”. Người quê vẫn tràn đầy hi vọng, dù nhiều khi vẫn phải “ngóng trời cao” để mà hi vọng! Cảnh quê hơn một lần day dứt tác giả.
(Viết ở đồng)
Hiểu biết làng quê đến tận cùng gian truân là điều không phải nhà thơ nào cũng có điều kiện tiếp cận. Cũng phải dày công lặn lội và thu lượm. Cũng phải biết chọn lựa những gì đáng để nói mới đủ gây ấn tượng với người đọc. Trên cái bề bộn của cảnh quê, Nguyễn Đình Minh đã lẩy ra những gì thật thân thuộc, vừa giản dị vừa đau đáu. Phải dụng công trong miêu tả.
(Lững thững cùng sông)
Cũng còn một chút làm duyên trong câu chữ. Nhưng không sao. Âm thanh của đồng quê, hình ảnh thân thiết của đồng quê đã “thế chấp”! Cái cơ bản của thơ là thân phận của những câu thơ, thân phận của đời sống được chuyển tải qua thơ. Tiếng thơ của Nguyễn Đình Minh đã không bỏ quên những thân phận bé nhỏ bị chìm lấp trong cát bụi đời thường, vật lộn với mưu sinh. Điều làm cho người thơ gắn bó với buồn vui của đời người, khiến cho những câu thơ đồng cảm và có trách nhiệm đối với những cảnh huống của người dân cần lao tha hương kiếm sống.
(Chim ngói và những người đàn ông)
Thơ không thuần túy tạo cảm xúc thụ động mà vượt qua đó là những câu thơ được găm lại trong trí nhớ người đọc. Những câu thơ tạo nên sự liên tưởng về kiếp sống, về nhân sinh. Những câu thơ có sức gợi trong trạng thái động, khơi mở, cùng người đọc suy ngẫm.
(Đêm không trăng)
Đa cảm và chân thực là điều dễ nhận thấy ở tác giả. Nhiều bài thơ, nhiều câu thơ chạm tới thế thái nhân tình, động đến trắng đen yêu ghét. Đó là thái độ sống tích cực. Không cao giọng triết lý, cứ để cho sự trung thực tự nói. Điều đó rất cần thiết với người làm thơ, nó tạo nên vị thế của thơ.
(Lời rao trên phố)
Được biết tác giả đang là Hiệu trưởng trường phổ thông trung học Nguyễn Khuyến - Vĩnh Bảo - Hải Phòng. Nguyễn Đình Minh đã có vài chục năm làm thơ và đã in riêng bốn tập thơ (Người hát quan họ đêm Tây Hồ, Câu hát ngày xa, Ủ ấm trái tim & Mắt cỏ). Đáng mừng là Nguyễn Đình Minh có kiến văn, lại là thày giáo, chắc chắn rất có ích trong việc quảng bá văn chương đích thực trong nhà trường. Như mọi người làm thơ, dấu ấn quê kiểng trong thơ luôn là điều dễ nhận thấy trong hồn thơ. Những hồi niệm tiềm ẩn, những va đập của đời thường có dịp thức dậy và chuyển vào mạch chữ. Nguyễn Đình Minh cũng vậy. Chỉ cần chạm tới hoa phượng đã thấy chất Hải Phòng.
(Miền hoa phượng)
Trở lại với “Mắt cỏ” để hiểu thêm điều tác giả ký thác. Mỗi người có quan niệm riêng. Mỗi người có nhận thức riêng về thế giới. Điều đó cần thiết, bởi nó tạo nên chính kiến. Đây là bài thơ tác giả đặt tên cho cả tập thơ. Bài thơ xoay quanh sự giác ngộ về tình yêu. Điều này không mới. Chỉ có điều tác giả đã chọn một cách nói để tự nhắc nhở về những điều hiển nhiên tồn tại.
Giác ngộ về tình yêu cho ta tồn tại. Cũng là chuyện nhân sinh. Cũng là chuyện “hương bùn quê đã làm ta tồn tại”! Dù có làm gì, dù có đi đâu thì hồn quê vẫn đau đáu, Nguyễn Đình Minh đã quan niệm như thế chăng?
10/2013
NGỌC BÁI