Nguyễn Đình Minh – Tình Thơ và suy ngẫm - Nhà thơ Trần Ninh Hồ, Chủ tịch Chủ tịch Hội đồng Thơ, Hội Nhà văn Việt Nam
Để là một nhà giáo có kiến thức sâu, rộng, nghiệp vụ vững vàng, đặc biệt là bộ môn Văn, có thể nói hầu hết thời trẻ Nguyễn Đình Minh đã giành sự tu nghiệp. Xong Đại học Sư phạm Hà Nội 1982, khi 21 tuổi, anh dồn sức cho giảng dạy, tự đọc chương trình cao học văn chương nên người ta và đồng nghiệp cũng không chút nào ngạc nhiên khi anh thành công học vị Thạc sĩ Khoa học từ Đại học Quốc gia Hà nội, rồi Hiệu trưởng trường THPT bán công Vĩnh Bảo, Hải Phòng
Tuy vậy với tình yêu thơ từ khi còn học phổ thông Nguyễn Đình Minh đã tặng lẽ làm thơ từ khi là học sinh, sinh viên .Tôi nói “lặng lẽ” vì ở Hải Phòng một đô thị lớn, trước một đại dương lớn, và một đội ngũ văn chương, nghệ thuật đặc sắc, đầy cá tính như ở của biển này, giữu được “lặng lẽ”, bình tâm nào đó, không phải dễ. Nhưng Nguyễn Đình Minh đã làm được. Tuy in thơ ở một số báo địa phương và trung ương từ 1982 nhưng cho đến 2006 khi đã vào tuổi ngoài bốn mươi, anh mới qua Nhà xuất bản Hội Nhà văn Việt Nam tập hợp in tập thơ đầu tiên” Câu hát ngày xa” với 36 bài thơ.
Nguyễn Đình Minh chưa có số lựng thơ vượt quá con số 3 bài vào thời điểm ấy chăng?
Không phải. Tôi xin đoan chắc như thế vì chỉ sau tập thơ đầu này 5 năm, vào 2001, tập” Ủ ấm trái tim” ngót một trăm bài thơ lại ra đời. Rồi 2013 là tập “Mắt cỏ”. 2014 là “Thức với tập mơ”. 2016 là tập “ Lặng lẽ đời cây” khi anh trở thành Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Ở bốn tập sau 12 năm in, không ít bài đã được viết ra từ khi Nguyễn Đình Minh mới ra ngoài hai mươi tuổi. Vậy là chừng hai trăm bài thơ ấy đã được viết gần ba mươi năm!
Thì ra, với tập thơ đầu, anh đã chọn con số rất thiêng là 36 bài vào. Phải chăng đó là một chủ ý của nhà thơ trẻ quê hương Trạng Trình, thi sĩ lớn Nguyễn Bỉnh Khiêm?
Có thể lắm. Bài thơ đáng yêu của tập thơ đầu này mang tên”Huyền Thoại”:
Dấu viết của thập bát làng Am
Con đường cỏ của một thời xa ngái
Vết những bánh xe tam mã…
Đã chìm trong quá khứ thời gian
Chỉ còn thao thiết chảy Hà Giang
Đồng tháng mười đang đầy hương cốm
Dế mèn gáy trong tầng cỏ ấm
Mặt trăng lên- thanh thản- mặt trời chiều
Chỉ còn những mảnh lư hương
In vần thơ xanh màu men gốm
Và hình như vết chân của Trạng
Còn vương nền đá Xuân Kiều…
Yêu với tám lòng thành kính” nền đá Xuân Kiều”, nhà thơ trẻ của đất Cổ Am còn yêu vô cùng sân đình làng với những chảnh chèo diễn lại không ít những cảnh người cố hương. Và độ lượng, cảm thông biết bao tấm lòng anh giành cho phường chèo với tích về người con gái đầy sức sống là Thị Mầu:
Tay ngà ngọc và cổ kiêu ba ngấn
Đôi mắt lá răm thiếu đốt sân đình
Váy lụa quét ngang mặt phường xôi thịt
Những cụt quỳ, những điếc, mù, câm…
Tuổi mười tám như mảnh trăng đầu núi
Muốn siết ghì những mây cùng gió
Thả cái khuyên vàng giữa ngọt ngào đêm…
Em vẫn đốt niềm đam mê như lửa
Đêm sân đình nghiêng ngả mảnh tình quê…
Cái” mảnh trăng đầu núi” từ thời Thị Mầu mang biểu tượng khát vọng tình yêu và sự sống ấy có ngờ đâu lại được tái sinh với cậu học trò trường làng khi chớm lớn: Cậu bé cầm một vầng trăng/ Để vào cặp của bạn gái/ Hồi hộp mong cho trời chớm tối / Để vầng trăng ấy sáng lên…”
“Vầng trăng ấy” chính là lá thư tỏ tình đầu tiên. Cậu hy vọng nó sẽ tỏa ánh sáng trong cặp sách của bạn tình. Nó cố cái gì đó giống như hầu hết các nhà thơ, thường bắt đầu thơ mình bằng thơ tình yêu. Kể cả” Thất tình” hay “được tình”, nếu thật yêu, thật thơ thì chắc chắn sẽ được … thơ! Cái”lai” ấy chắc chắn như cái thi sĩ dân gian đã được trong ca dao” Gió đâu gió mát sau lưng/ Dạ đâu dạ nhớ người dưng thế này”.
Và Nguyễn Đình minh đã” được” tiếp:
Chỉ mười bốn tiếng ấy thôi
Mà em vương vấn, mà tôi nặng lòng
Bao lần đã nhủ rằng không
Mà sao cái mối tơ hồng cứ đeo
Nổi nênh mặt nước cách bèo
Câu ca dao ấy mang theo một đời…
Tóc xanh bạc bởi nắng mưa
Vì sao nỗi nhớ lại chưa phai màu
Hẹn người nếu có kiếp sau
Cho tôi xin một miếng trầu người têm
Và không phải chỉ xin được miếng trầu. Nhà thơ trẻ này còn được một khay trầu. Ấy là những bài thơ tình khá hay của Nguyễn Đình Minh khi ở làng:” Tiễn người”, “ Một mảnh tháng mười”,” Nhặt tiếng ve bỏ vào trong túi áo/… Tiếng ve bất ngờ rụng vào trong sách/ Lửa phượng cháy lên ở giữa căn phòng”. Khi “Ngược dòng Quan họ tháng giêng”,” Huế thương tìm bạn”, và cô gái ấy còn cùng anh đến tận bến “Ninh Kiều nghe Lý thương nhau “ tận cuối trời Nam bộ!...
Sau đôi bài đã trích,đã dẫn ,Nguyễn Đình Ninh còn gửi tới các bạn đọc những trang thơ tình đáng yêu trong từng tập thơ khiến ta không thể không ghi nhận .
Nguyễn Đình Ninh còn một mạch thơ khiến người đọc lưu ý nữa là mảnh thơ ‘’ nhân tình thế thái’’trước tình người , tình đất nước ,những nỗi niềm thế sự .
Tại sao vậy?
Trước tiên là tại cái” tất nhiên” của mọi nhà thơ, của công dân, kẻ sĩ và nghệ sĩ.
Nhưng ở Nguyễn Đình Minh, xuất thân từ” Thập bát làng Am” với “huyền thoại” Nguyễn Bỉnh Khiêm, anh còn” Hoa trạng nguyên”,” Chiều Trung Am đọc thơ Phu Tử”. Theo bước thời gian thế sự chuyển dời/ Bao triều đại thăng trầm hưng phế /Vẫn còn đó những vần thơ bất tử /Gửi trong hồn cỏ mượt mà xanh/ Đọc thơ Người trong Bạch Vân Am /Lòng Tĩnh tại trước tiếng đời ồn ã…
Đấy là nguồn gốc tưởng khiến anh viết được những trang thơ”Tự thoại cùng Tổ Quốc tôi”, “Ngược miền cổ tích”,” Qua ải Chi Lăng”, “Bầu trời Picátxô của em”…Em thả bầu trời lên một khuân tranh/ Bằng đôi bàn tay thơ nhỏ/ Điều khát khao cháy người trên nét vẽ /Picátxô- ước vọng hòa bình
Xin chúc mừng anh sau hơn một thập niên in thơ cho bạn đọc, đến với bạn đọc bằng cả tình yêu và suy ngẫm chân thành và nhiều xúc động
Để thay cho lời của tôi không nên kéo dài nữa, tôi xin các vị chừng 3 phút để… để ba bài thơ của Nguyễn Đình Minh trong tập 2 thơ mưới ra đời 2016, tập” Lặng lẽ đời cây” và “Mắt cỏ”.