Những điều bí ẩn trong đồng 1 Đola Mỹ

Đồng 1 Đola Mỹ đã quá quen với người Việt, nhưng khi thiết kế nó các họa sỹ và các nhà chính trị đã gửi gắm những ý tưởng gì vào trong đó? Câu chuyện này thì ngay cả những triệu phú Mỹ cũng chưa chắc đã hiểu cặn kẽ. Chúng tôi sưu tầm và giới thiệu về những điều này để cùng hiểu thêm về nó.

 

Đồng 1 đô la trị giá bao nhiêu

dola7

Câu hỏi này có vẻ đơn giản nhưng câu trả lời lại khá phức tạp. Từ năm 1973, tờ bạc đô la không có giá trị nào gắn cho nó. Bạn không thể mua bán vàng, bạc hay bất cứ thứ hàng hóa gì với chính phủ bằng 1 đô la. Giá trị tiền tệ của quốc gia liên quan đến sắc lệnh của chính phủ là loại tiền hợp pháp chính thức dùng để thanh toán cho tất cả các khoản nợ. Điều này có nghĩa là nếu có ai đó định trả một khoản nợ bằng những đồng đô la thì người được trả phải chấp nhận khoản tiền đó hay luật pháp khi đó không còn thừa nhận khoản nợ đó nữa. Đây là một cụm từ quan trọng cần thiết được in lên mọi tờ phiếu mà chính phủ tạo ra

Nó cũng quan trọng đối với công dân sống trên lãnh thổ quốc gia thừa nhận giá trị của những tờ bạc được sử dụng. Nếu các thành viên của một xã hội quyết định họ không tin vào sự tồn tại của tiền tệ thì ngay lập tức tờ bạc đó không hơn không kém một tờ giấy được in trên mặt.  Để ghi lại, mỗi tờ phiếu tiêu tốn của chính phủ 6,4 cent để in ra

Các tờ bạc được tạo ra từ loại giấy nào

Các tờ bạc được làm ra từ một hồn hợp vải lanh và cotton, đó là lý do tại sao chúng không bị rách khi dính nước giống như những tờ giấy. Nếu bạn nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy những sợi tơ màu đỏ và màu xanh nước biển được đan khắp tờ bạc. Những sợi này được cho là một phương pháp chống làm giả

 Bạn hãy nhìn vào những khoảng màu trắng trên mặt tờ bạc để tìm những sợi có màu, chúng giống như xơ nhưng bạn không thể cạo chúng ra được

Những chữ cái trong dấu hình tròn có ý nghĩa gì

Dấu màu đen có chữ cái to ở giữa là chỉ Ngân hàng Dự trữ Liên bang đưa ra trật tự tờ bạc. Chữ A = Boston, B = New York City, C = Philadelphia, D = Cleveland, E = Richmond, Va., F = Atlanta, G = Chicago, H = St. Louis, I = Minneapolis, J = Kansas City, K = Dallas

Chữ cái đó cũng tương xứng với số màu đen được in lặp lại 4 lần trên mặt tờ bạc. Ví dụ, nếu bạn có một tờ bạc từ Dallas với chữ cái K thì số tương ứng trên tờ bạc sẽ là 11 vì chữ K là chữ cái thứ 11 trong bảng chữ cái

Bí mật dãy số serial

Bí mật nằm ở chỗ bạn sẽ thấy dãy serial có 2 chữ cái, 1 chữ cái đầu đứng trước và 1 chữ cái nằm sau dãy số. Chữ cái đầu tiên phải trùng với chữ cái lớn, thể hiện nơi nó được phát hành, giả sử tờ 1 đô có dãy số F73541079N: tờ đô-la này được phát hành ở Ngân hàng dự trữ liên bang tại bang Atlanta (chữ F), chữ N ở cuối là số lần được in – tương ứng số thứ tự trong bảng chữ cái là 14, với mỗi lần in là 32 tờ có cùng dãy số, như vậy, series trên chỉ có 14x32 = 448 tờ có cùng dãy số F73541079N được in, phát hành tại bang Atlanta

Những con cú mèo và nhện nhỏ xíu ẩn ở mặt trước

Nhiều người cho rằng họ có thể nhìn thấy một con cú mèo nhỏ xíu (có người lại nói là một con nhện) ở bên cạnh số “1” lớn ở góc phải trên cùng của tờ bạc. Nếu bạn nhìn vào hình cái khiên bao quanh số “1” đó, bạn sẽ thấy một con cú mèo nhỏ xíu đang đậu ở góc trái trên cùng

Rất có thể những cách đánh dấu đó chẳng là gì cả, chỉ là một điểm nơi thiết kế dạng mạng nhện của viền trông phức tạp. Điều đó sẽ không ngăn cản một số người liên tưởng những chi tiết đặc biệt đó với những biểu tượng của Hội Tam điểm, hay những thứ gì đó thực tế hơn giống như các biện pháp chống làm giả vậy

Đại ấn Nước Mỹ

Mặt màu xanh lá cây của tờ đô la nổi bật với hai mặt có hình Đại ấn của nước Mỹ. Những người sáng lập đã thông qua thiết kế của nó vào năm 1782. Ben Franklin, John Adams, và Thomas Jefferson đều tham gia vào việc tạo ra nó. Hình ấn đó cho chúng ta thấy một cái nhìn sâu sắc về những giá trị của đất nước mới sinh này và giống như bản Hiến Pháp, đưa người ta đến nhanh chóng những ngày mới khai thiên lập

Chữ Annuit Coeptis  nghĩa là gì

Cụm chữ đầu tiên trong ba cụm chữ Latin ở mặt sau tờ bạc được dịch là “God has favored our undertakings” – Chúa đã giúp chúng con. Nhiều nhà sáng lập trong đó có Franklin và George Washington tin rằng lòng tốt của Chúa luôn đứng sau sự ra đời thành công của nước Mỹ

Chữ Novus Ordo Seclorum phía dưới Kim tự tháp có ý nghĩa gì

Các chữ Latin này có nghĩa là “Trật tự mới của những kỷ nguyên”. Charles Thomson, một chính khách tham gia vào thiết kế của Đại ấn nước Mỹ đã đề xuất cụm từ trên để biểu thị sự bắt đầu của cái mà ông gọi là “Kỷ nguyên mới của người Mỹ”, mà ông nói rằng kỷ nguyên này bắt đầu sau năm 1776 bằng việc ký Tuyên ngôn Độc lập

Tại sao lại có dòng chữ số La Mã MDCCLXXVI dưới đáy kim tự tháp

Các chữ số La Mã đó chính là năm 1776. M là 1.000, D là 500, CC là 200, L là 50, XX là 20, VI là 6. Đặt các số này lại với nhau và chúng ta có năm 1776, là thời điểm bản Tuyên ngôn độc lập được ký và đó là khi Novus Ordo Seclorum bắt đầu

Tại sao lại có một kim tự tháp cụt với một con mắt phát sáng

dola6

Thomson giải thích kim tự tháp vững chắc là biểu tượng cho “sức mạnh và sự bền bỉ”. Ông không giải thích trạng thái dang dở của nó nhưng nhiều người tin rằng nó chỉ ra đất nước vẫn còn chưa hoàn chỉnh. Kim tự tháp cũng dừng lại ở bậc thứ 13, đó là số các thuộc địa ban đầu hình thành nên nước Mỹ

“Con mắt của Thượng đế” là một cách biểu trưng ý nghĩa của những từ Annuit Coeptis, và củng cố lời giáo huấn của những nhà lập quốc rằng Chúa soi xét những nỗ lực của đất nước mới với sự bao dung. Nhiều thuyết gia đã hiểu nhầm ý nghĩa biểu trưng của con mắt ấy là liên quan đến Hội Tam Điểm (một tổ chức bí mật trong đó các thành viên tin rằng cuộc sống của họ được đặt dưới sự giám sát chặt chẽ của Chúa) tuy nhiên cách đặt biểu tượng của con mắt phát sáng lại có lâu hơn mọi tư tưởng của Hội Tam Điểm. Các học giả đã tìm lại các phiên bản của biểu tượng đó trở lại tận thời những người Ai Cập cổ đại

E Pluribus Unum có nghĩa là gì

 

E Pluribus Unum có nghĩa là “Out of many, one” Nhiều người trở thành một. 13 thuộc địa riêng rẽ nay hợp nhất với nhau để hình thành nên một quốc gia

Tại sao lại có một con đại bàng đầu hói? Các nhà lập quốc muốn một loài vật thân thuộc với nước Mỹ trở thành biểu tượng của quốc gia mới. Trong móng vuốt của mình, con đại bàng nắm những mũi tên và cành cây ô-liu, đó là biểu tượng cho chiến tranh và hòa bình

Sự xuất hiện của những con số 13

       - 13 thuộc địa đầu tiên ;           - 13 người ký tuyên ngôn độc lập;dola5

-            13 sọc trên lá cờ;                     - Phiên bản cuối của đại ấn được ký ngày 13/6

-             Kim tự tháp có 13 bậc;            - 13 chữ cái trong các donhgf chữ Latin

-             13  ngôi sao trên đầu con đại bàng;            - 13 vạch trên chiếc khiên

             - 13 chiếc lá trên cành Ôliu;                         - 13 quả Oliu và 13 mũi tên

-            - Sửa đối lần cuối là lần 13

 

5 thông điệp bí ẩn trong lá quốc kỳ Mỹ

Cho đến năm 1912, lá cờ của nước Mỹ đã trải qua nhiều phiên bản khác nhau với những thông điệp gắn với lịch sử và văn hóa của đất nước này qua từng giai đoạn.

dola4

Hình ảnh lá quốc kỳ với những ngôi sao và sọc đỏ trắng được treo ở khắp mọi nơi từ các tòa nhà chính phủ, trong thành phố, trường học... như một phần không thể thiếu của nước Mỹ cùng với bài quốc ca The Star-Spangled Banner.

Nhưng không nhiều người biết rằng, trước đó, đã có nhiều hình ảnh khác nhau được dùng làm quốc kì Mỹ; chỉ đến năm 1777, mẫu cờ với những ngôi sao và sọc trắng đỏ mới chính thức được công nhận là lá cờ quốc gia của siêu cường số 1 thế giới sau này

Hơn nửa khoảng thời gian 234 năm lịch sử của lá cờ là những thiết kế với sự hoán đổi cách sắp xếp các ngôi sao. Chính những thiết kế không hề bị ràng buộc bởi một quy tắc cứng nhắc nào như vậy đã khiến nhà nghiên cứu nghệ thuật lịch sử Andrew Graham-Dixon phải thốt lên rằng mỗi lá cờ là một tác phẩm nghệ thuật đích thực.

"Họ đã không có một tiêu chuẩn cho việc thiết kế, điều này đã làm nên sự khác biệt trong mỗi lá cờ", Andrew cho biết - “Quốc kỳ của mỗi nước đều cố định như những biển số hay logo, nhưng ở Mỹ thì khác, lá cờ là nơi những người thiết kế gửi gắm sự sáng tạo hay cảm xúc của họ

 

Bí mật của những ngôi sao

 

dola5

Chuyên gia nghiên cứu những lá cờ cổ Jeff Bridgeman cho biết: "Những kí tự đơn giản đầu tiên của lá cờ là 13 ngôi sao cùng với 13 vạch trắng đỏ, cả 2 đều tượng trưng cho các bang đầu tiên hợp nên nước Mỹ."

Từ đó, các ngôi sao biểu trưng cho các bang của đất nước này và được tăng lên mỗi khi có một bang mới gia nhập vào Hợp chủng quốc. Chính phủ Hoa Kỳ không quy định về việc sắp xếp những ngôi sao trên lá cờ cho đến năm 1912; vì thế những người thiết kế đã biến chúng thành những hình thù khác nhau - một ngôi sao lớn, vòng tròn hay trong những hàng ngang, thậm chí một số ngôi sao đại diện cho những bang đầu tiên còn nằm đúng vị trí bang đó trên bản đồ. 

Cơn thịnh nộ của phương Bắc

 

dola3

Suốt thời kì nội chiến, lá cờ chính là minh chứng rõ ràng nhất cho sự phân biệt Nam - Bắc trong giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử của nước Mỹ.

Những chàng trai vùng núi Green – Green Mountain Boys là biệt danh của các binh sĩ đến từ vùng Vermont. Theo chuyên gia Bridgeman thì lá cờ là sản phẩm của một phụ nữ có con phục vụ trong lực lượng quân đội Vermont dùng để bày tỏ lòng căm phẫn của mình đối với miền Nam

Trong lá cờ này chỉ có 20 ngôi sao chứ không phải 34 hay 35 hoặc 36 vào khi kết thúc cuộc nội chiến. Người thiết kế đã bỏ qua lời cảnh báo của Abraham Lincoln về điều không nên làm - đó là loại bỏ những ngôi sao tượng trưng cho các bang miền Nam. Người phụ này hẳn đã mất một hoặc vài người con trai trong cuộc nội chiến; vì thế bà đã thốt lên: “Không, bọn chúng phải biến đi. Tôi sẽ không cho những ngôi sao đại diện cho chúng vào lá do chính tay tôi làm."

Sự thách thức của miền Nam

dola2

Lá cờ của liên minh miền Nam được hình thành ngay sau khi kết thúc cuộc nội chiến 1861-1865, khi miền Nam bị đánh bại. Những ngôi sao được đặt trong hình chữ thập, biểu tượng của liên minh miền Nam; đó là một cách tinh tế để thể hiện sự đồng lòng của nhân dân miền Nam. Họ đang khéo léo ẩn mình trong những ngôi sao và sọc trắng đỏ.

Andrew đã ví hình ảnh này như những tiếng hét thách thức của người miền Nam: “Lá cờ như muốn nói: chúng tôi đã bị ép phải tham gia liên bang, nhưng trong sâu thẳm chúng tôi vẫn là những người miền Nam.”

Đây là điều rất thú vị khi một hình ảnh tưởng rằng rất cứng nhắc như một lá cờ lại có khả năng thể hiện được nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc nội chiến

Ánh sao chói lọi

 

Lá cờ nổi tiếng nhất của nước Mỹ đã hơn 200 tuổi, điểm đặc biệt của nó chính là kích thước khổng lồ. Năm 1813 trong cuộc chiến của người Mỹ với những kẻ thống trị, một trận đánh ác liệt dự kiến sẽ diễn ra tại pháo đài McHenry tại Baltimore, Maryland. 

Người sĩ quan lãnh đạo đã yêu cầu có một lá cờ mà người Anh có thể dễ dàng nhìn thấy từ khoảng cách xa; hơn nữa dùng lá cờ để quy tụ và củng cố tinh thần người dân và các binh lính dưới quyền.

Do yêu cầu này mà người thợ thủ công làm cờ Mary Pickersgill và những phụ tá trẻ của mình đã mất nhiều tuần để làm nên lá cờ có kích thước 9x12.8m. Từ đó, lá cờ được gọi với cái tên Ánh sao chói lọi - Star-Spangled Banner, hiện tại nó đang được trưng bày tại bảo tàng Smithsonian ở thủ đô Washington.

 

Lá cờ trắng và nghệ thuật hiện đại

 

dola1Vài thập kỷ sau khi nước Mỹ chọn được cho mình hình mẫu chuẩn quốc kỳ, nghệ sĩ Jasper Johns đã lấy nó làm ý tưởng để sáng tác nên tác phẩm lá cờ trắng – White Flag vào năm 1955. Hiện lá cờ đặc biệt này đang được trưng bày tại bảo tàng nghệ thuật Metropolitan, New York.

Nhà nghiên cứu Graham-Dixon cho biết tác phẩm là cách Jasper thể hiện cảm nhận của ông về nước Mỹ, nó được ra đời vào thời kỳ lộng quyền của Thượng nghĩ sĩ McCarthyite - tác giả là một người đồng tính và theo cánh tả

Jasper chưa bao giờ nói rõ ý nghĩa tác phẩm của mình, nhưng Graham-Dixon cho rằng những ngôi sao đã bị làm trắng nhằm thể hiện sự hoài nghi về những người yêu nước cánh hữu của nước Mỹ. Tác phẩm được thể hiện bằng sáp ong trên những lớp giấy báo, tờ quảng cáo và thư dành cho biên tập viên của nhiều tờ báo khác nhau.

 

Nguyên nhân Jasper sử dụng lá cờ làm nguồn cảm hứng sáng tác là bởi, không như những quốc gia khác nơi lá cờ chỉ xuất hiện vào những dịp đặc biệt; ở Mỹ, lá cờ là vật dụng xuất hiện hàng ngày và ở khắp mọi nơi, nó đã trở thành hình ảnh quen thuộc trong đời sống người dân Mỹ.

Theo Graham-Dixon: “Với một quốc gia có diện tích khổng lồ như Mỹ, ngoài việc là điểm nhấn, nơi quy tụ của mọi tầng lớp người dân Mỹ, lá cờ còn là hình ảnh thể hiện cho sự đoàn kết và lòng yêu nước của quốc gia này