Chuyện lá Bồ đề đất Phật
Tại ấn Độ có hàng triệu cây bồ đề. Nhưng theo Nhà sư Huyền Diệu, chủ trì Việt Nam Phật Quốc Tự, ngôi chùa Việt Nam duy nhất được xây dựng ngay trên mảnh đất đức Phật tọa thiền thì chỉ có cây bồ đề tại thánh địa Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật Thích Ca thành đạo là được mọi người từ các vị quốc vương, các vị lãnh đạo Chính phủ các nước, chư vị tăng ni Phật tử, các nơi trên thế giới đến chiêm bái thánh địa quan trọng nhất này, ai ai cũng mong mỏi có một lá Bồ Đề, vì tin tưởng rằng lá của cây chứa đựng sự linh thiêng, mầu nhiệm và sự tuệ giác của chư Phật. Tuy nhiên, không giống như Việt Nam đi hái lộc đầu xuân, mà những lá Bồ đề ấy chỉ thực sự nhiệm màu với những ai nhặt được khi nó rụng xuống. Bởi vậy, mỗi lần có lá cây Bồ Đề này rớt xuống là có biết bao khách hành hương chiêm bái đến giành lượm.
Cũng bởi nó quý đến vậy, nên nhiều đoàn khách kiên quyết thức trắng đêm để luợm được vài chiếc lá làm vật cầu phúc và quà kỉ niệm khi về nước. Thày tôi ở Học Viện Chính trị quốc gia có tặng tôi một lá Bồ đề nhân đi Ấn Độ về. Thày phân tích, lá này to hơn và nguyên hình dạng không ép Thày cầm từ đất Phật về. Nó khác với những lá bồ đề được ép phẳng phiu viết chữ bán ở chợ trời Hà Nội. Tôi nghĩ, cái quý là lá Thày lấy về, chứ ở chợi trời cũng đầy lá quăn queo đựng trong những chiếc hộp khảm. Thực tế thì ở ngay đất Phật người ta cũng kinh doanh lá Bồ đề. Mỗi chiếc Lá rụng được bán cho khách thập phương với giá 5 bảng Anh/ chiếc. Người mua cũng chẳng biết đó có phải là lá từ cây Bồ đề 2500 tuổi hay không. Nhưng chắc một điều đó là lá Bồ đề của Ấn Độ 100%, bởi chẳng ai mang nó từ Việt nam sang mà bán. Mặt khác đó là chuyện tâm linh nên không cần bàn cãi chỉ hơi xót là giá đắt quá.
Cũng có người may mắn hơn được bạn bè, các chính khách, hoặc các nhà sư Việt trong Việt Nam thập tự (Tại Ấn Độ) tặng, đó là những chiếc lá Bồ Đề ép trong tấm bìa màu vàng có in hình Đức Phật.
Cây bồ đề hiện tại chỉ là thế hệ thứ sáu của cụ tổ Bồ đề trong truyền thuyết - cách đây 2.500 năm, Đức Phật theo truyền tụng đã hóa thân dưới bóng cây này, cây bồ đề 110 năm tuổi hiện là một trong những biểu tượng linh thiêng nhất của cộng đồng Phật giáo khắp thế giới. Chính vì thế sự sống còn của nó ra sao luôn là vấn đề được đặt vào hàng nhạy cảm.
Có tin đồn một nhóm trộm cắp địa phương đã chặt đứt nhánh cây thiêng để bán cho các tín đồ hành hương đến từ Nhật Bản đã làm dấy lên sự phẫn nộ từ đông đảo Phật tử. Nhật Bản đã hoảng hốt gửi phái đoàn ngoại giao tới ấn Độ để kiểm tra vết chặt trên cây, nhưng không phải. Các Thánh tăng ở điện thờ Mahabodhi khẳng định không hề có vụ trộm cắp nào xảy ra, mà vết cắt trên cây đã có từ rất lâu rồi.
Mùa hè năm 2010 tự nhiên lá bồ đề non trút xuống hàng loạt. Tình trạng “héo hon ủ rũ” của cây làm cho báo giới sôi lên và bao nhiêu phật tử khắp trái đất lo lắng. Và những lời tiên tri giả phát ra rằng Phật buồn vì cõi thế, chuẩn bị có chiến tranh, ngày tận thế... Các kỹ sư nông nghiệp và các chuyên gia được điều động đến nghiên cứu để giải toả tình trạng cây “ốm”. Tiến sĩ A K.Singh thuộc Viện nghiên cứu Nông nghiệp Ấn Độ miêu tả hiện tượng như sau: “Thông thường vào tầm tháng 1, tháng 2 lá bồ đề già cỗi mới rơi rụng. Tới nay đã sang hè, vậy mà đám lá xanh tươi tốt không hiểu vì sao lìa cành với số lượng lớn mỗi ngày. Hiện chúng tôi đã mang mẫu đất và lá rụng về trung tâm để tiến hành phân tích”.
Kết quả người ta chưa dám khẳng định đâu là nguyên nhân chính, nhưng theo các chuyên gia thì việc các Phật tử thắp nến dưới gốc cây hành lễ liên tục đã phủ lên trên lá một lớp màng carbon, cản trở quá trình quang hợp và hô hấp của cây, làm cho cây khó tái tạo ra sự sống cho chính mình. Mặt khác tập tục đặt kẹo ngọt dưới gốc cây, và ánh sáng của nến trong đêm thu hút sâu bọ và côn trùng các loại chon cây Bồ đề làm nơi trú ngụ và thực hiện quy trình phá hoại “Cho tiện lợi”. Hiện tại, bên cạnh các giải pháp sinh, hoá để chữa bệnh, các chuyên gia khuyên các nhà quản lý và con người đến hành lễ tại đây hãy thực hiện các nghi lễ tránh xa gốc cây một khoảng cách nhất định, để “bệnh nhân” có chỗ thở.