Hồn dân tộc của Nguyễn Bính trong “Bài thơ quê hương”
Nguyễn Bính viết “Bài thơ quê hương” vào tết Bính Ngọ (1966). Đọc nhiều bài thơ của ông tôi khá ngạc nhiên về sự dài hơi và phong cách kề cà của thơ Nam Bộ diễn ra ở tác phẩm này. Riêng phần trích cập nhật trong Website của “Thi viện” đã dài tới 15 khổ. Phần lớn các thi phẩm của Nguyễn Bính đều rất ngắn gọn, đọc vào là bị hút hồn ngay. Bài thơ này rất dài, dàn trải, nhiều khổ vỏ ngôn ngữ không trùng, nhưng ý thơ lặp. Đọc nó, nhiều lúc cứ ngỡ không phải thơ ông. Có lẽ vì lý do đó mà không mấy ai biết thi sỹ Nguyễn Bính có bài thơ này giữa các bài thơ nổi tiếng cùng đề tài. Tôi nhớ nhiều nhà phê bình cũng đã có những nhận xét thơ Nguyễn Bính ở một số bài “Chất đồng quê”, đột ngột bị biến dạng ở một vài câu mang chất hiện đại rơi vào trong bài.
Tuy vậy, ở thi phẩm lại có rất nhiều khổ thơ tuyệt vời đúng là Nguyễn Bính và chỉ Nguyễn Bính mà thôi. Bài thơ cấu tạo hình thức là câu chuyện về quê hương “Để tôi xin kể nốt chuyện quê hương”, tác giả kể cho người bạn “Trải nghìn dặm” tới thăm Việt Nam.
Lời thơ hơi lê thê kể về nhiều nội dung từ vị trí địa lý “Quê hương tôi có Trường Sơn một dải /Có Hồng Hà lại có Cửu Long Giang”; Lịch sử oai hùng và những vĩ nhân, những con người quả cảm đi cứu nước “Những trai gái thôn Đông, xóm Bắc/ Thoắt vươn vai thành những anh hùng.”, Sự giàu có của quê hương, Nỗi gian khó chuân truyên và niềm vui giải phóng…đến những lời bình luận về nguyên nhân đất nước thay da đổi thịt… Đọc những đoạn này có cảm giác như tác giả viết nháp hoặc viết chơi vậy. Song, trong chuỗi dài những khổ thơ ấy, bỗng bừng sáng những câu thơ thật tài ba.
Ấn tượng sâu đậm nhất tôi gặp là những dòng thơ mà Nguyễn viết về mạch nguồn dân tộc. Dường như ông gửi vào đó cả một vốn kiến thức dân gian và khát khao cái khí quyển dân gian nghìn đời ấy. Những khổ thơ này tràn ngập một thế giới cổ tích ca dao. Dường như trong mỗi câu thơ đều chất chứa một thứ “Điển tích” nào đó.
...
Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
Quê hương tôi có cây bầu cây nhị
Tiếng đàn kêu tích tịch tình tang...
Có cô Tấm náu mình trong quả thị
Có người em may túi đúng ba gang.
Cây bầu, Cây nhị, hai loại nhạc cụ dân gian đặc biệt của Việt Nam, riêng cây đàn bầu với một sợi dây (Độc huyền) đã làm rung động nhiều tâm hồn người trên thế giới. Thanh âm của nó trong thơ Nguyễn là cả một không gian chuyện cổ Thạch Sanh. Chàng trai dũng cảm nhân hậu như một biểu tượng văn hóa Việt cổ. Là câu chuyện về Cô Tấm dịu hiền quằn quại hóa thân khẳng định mình chống cái ác. Đó cũng là phẩm chất cao đẹp của con người Việt cổ xa xưa biết tiết chế dục vọng từ bỏ lòng tham “Có người em may túi đúng ba gang”. Câu chuyện cổ tích “Cây khế” hiện diện trọng xã hội xưa như một câu chuyện tiêu biểu, còn câu thơ Nguyễn nói về nó trong một dòng thơ. Rất thú vị khi Nguyễn dùng từ “Đúng”. Đó là một từ biểu thị lý tính. Ở đây diễn tả sự khiêm tốn, về thói không tham phúc lộc trời ban tặng của người em trai khi chim nói “ Ta ăn một quả, ta trả cục vàng/May túi ba gang, mang đi mà đựng”. Nó cũng là bài học Khổng Khâu dạy các đệ tử khi lý giải cái lọ đựng nước vì sao mà đứng vững “Nhiều quá thì đổ, ít quá cũng đổ, nhưng vừa thì đứng”.
Quê hương tôi có ca dao tục ngữ
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Ông trăng tròn thường xuống mọi nhà chơi
Một đĩa muối cũng mặn tình chồng vợ
Một dây trầu cũng nhắc chuyện lứa đôi.
Vẫn là mạch dân gian chảy, ở đây là những áng ca dao đậm đà ý vị, là những câu tục ngữ sáng lên lý trí Việt, những bài đồng giao con trẻ đêm trăng. Thiên nhiên hòa quyện với cuộc sống con người. Và thiên nhiên như trang sách vĩnh cửu ghi lại trên mình, trong mình những câu chuyện nồng nàn tình yêu chung thủy.
Không chỉ có mạch dân gian, hình ảnh dân tộc còn ngời sáng trong những áng văn thơ lấp lánh tình người trong đó. Những câu thơ của Vua Trần sau trận mạc như niềm cảm khái một thưở non sông chinh chiến và niềm tự hào chiến thắng, niềm tin vào bền vững trường tồn. Đó là nỗi khắc khoải hoài vọng quá khứ của Bà Huyện Thanh Quan
Con chim nhỏ cũng đau hồn nước mất
"Cuốc cuốc - kêu nhỏ máu những đêm vàng
"Cuốc cuốc - kêu nhỏ máu những đêm vàng
Chân ngựa đá cũng dính bùn trận mạc
Theo người đi cứu nước chống xâm lăng.
…
Và tình yêu cũng rất Việt. Nguyễn dùng bốn câu nói về tình yêu của người con gái. Thật phi thường. Chấp nhận gian khổ và chấp nhận những thách thức tưởng chừng không thể vượt qua. Cái không thể được người con gái biến thành cái có thể nhờ ở sức mạnh phi vật chất; đó tình yêu phi thường chân thật mà lại mềm mại ý vị:
Quê hương tôi có những người con gái
"Một ngày hai bữa cơm đèn..."
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.
"Một ngày hai bữa cơm đèn..."
Cách sông cái cũng bắc cầu dải yếm
Cho chàng sang đính ước chuyện nhân duyên.
Một không gian Quê hương hiện dậy ngọt ngào với những mảnh tâm hồn quê kiểng nhưng bay bổng tiếng thơ và mênh mông câu hát dân ca:
Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng
Sớm hay chiều đều mượn cánh cò đưa.
Nên quê tôi ai cũng biết làm thơ
Những trẻ nhỏ nằm nôi hay đặt võng
Sớm hay chiều đều mượn cánh cò đưa.
Cái hơn của Nguyễn là cách nói thậm xưng “Trong bụng mẹ đã từng mê tiếng hát”, lối nói quá này tài tình ở chỗ nó vẫn diễn tả được cái thật. Đó là mạch máu chảy nối đời nối kiếp, là thứ siêu gen di truyền mang tên gọi Việt Nam. Người Việt thích làm thơ mà ngâm ngợi, mà nghĩ suy, vui đùa và chiến đấu…Trong ngôn ngữ giao tiếp, đôi khi trong những bài phát biểu của các chính khách cũng xuất hiện những câu thơ. Đó là tâm hồn Việt, một chút lãng đãng thăng hoa bay ra ngoài hiện thực để tích một thứ năng lượng nào đấy rồi quay về với hiện thực. Năm 2000, ban cố vấn văn hóa Á Đông của Mỹ, đã chuẩn bị rất kỹ bài phát biểu ngày 17/1 của Tổng thống Mỹ Binclintơn khi Ông sang Việt Nam. Người Việt chúng ta hẳn ngạc nhiên lắm bởi tự nhiên, giữa bài phát biểu chính luận, Bin đọc đôi câu Kiều:
“Sen tàn cúc lại nở hoa
Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân ”
Năm 2006, khi dự hội nghị APEC, Tổng thống Mỹ GJ.But khi nói về Việt Nam đã có kinh tế thị trường từ lâu và ông đọc hai câu thơ:
“ Đợi ngày nạp thái vu quy
Tiền lưng sẵn có việc gì chẳng xong”
Chúng tôi không có ý bình luận chính trị ở đây, chỉ nói các nguyên thủ nước ngoài đã rất chú ý tới cái phong cách giao tiếp người Việt. Nó lãng đãng một tý, hồ đồ một tý, bay bổng, để rồi tỉnh táo. Cái chất lãng mạn ấy được cấu thành trong tâm hồn Việt ngay từ trong nôi. Sữa mẹ và dòng sữa ca dao đồng thời nuôi dưỡng thể xác và tâm hồn Việt, một thứ tâm hồn gắn với văn minh lúa nước hiền dịu hòa nhập với thiên nhiên bình dị êm ả; những cánh cò đưa bay lả, những áng mây xanh mây trắng mây vàng và những mùa hoa nở kế tiếp…
Câu chuyện mà tác giả kể cho bạn trong bài thơ dài này là cả một câu chuyện về đất nước con người Việt xa xưa và hiện tại những năm thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đọc bài thơ, so sánh với phong cách của Nguyễn như nhận xét của Giáo sư Lê Đình Kỵ: "Nổi bật lên ở Nguyễn Bính là ca dao, ở cảm xúc lẫn tư duy, ở cả ý, tình, và điệu,..." thì có gì chưa ổn.
Nguyễn Bính làm chủ bút báo Trăm hoa. Ông mất ngày 20 tháng 1 năm 1966 (chiều 30 Tết) tại Hà Nội. Nguyễn Bính có những sự thay đổi trong cách viết sau vụ Nhân văn giai phẩm và Báo Trăm hoa của ông bị giải tán. Ở thời kỳ này ông vẫn có nhiều bài thơ rất hay. Trường hợp những tác phẩm như “Bài thơ quê hương” rất hiểm gặp ở Nguyễn Bính. Tuy nhiên, đọc lại chúng ta vẫn tìm thấy trong đó những mảnh hồn của ông sáng lên, lấp lánh một thứ hồn Việt đậm sắc màu đồng quê, xao xác một bầu trời chuyện cổ, rì rầm một dòng sông ca dao trong tâm thức.