Một hướng cảm nhận bài thơ “Bên kia sông Đuống” của Hoàng Cầm
Đề tài "Dòng sông" là đề tài luôn được thi ca khai thác và trong miền thơ này đã có không ít những thi phẩm đạt tơi đỉnh tuyệt vời. Xuôi dòng sông thơ thi ca Việt Nam hiện đại ta đã chạm phải nỗi buồn ám ảnh của một “Tràng giang” của Huy Cận , một dòng “Sông Thao” dịu ngọt và tình tứ của Nguyễn Duy; và Hoài Vũ đã để Vàm Cỏ Đông quẫy mình âm vang chiến công sông nước . Song một hồn thơ đa tình đẫm hơi thở, dòng sông toát lên từ hồn Kinh Bắc thì chỉ có "Bên kia sông Đuống" của Hoàng Cầm. Con sông chảy qua không gian vùng văn hoá cổ, nghiêng chảy giữa thời kháng chiến đã hoá thơ, và nó cùng với thi phẩm mãi tồn tại như một sinh thể sống trong lòng con người .
"Bên kia sông Đuống"là bài thơ của thế giới Kinh Bắc, cái nôi văn hoá cổ nổi tiếng một thồi với đình chùa lễ hội với dòng tranh độc nhất vô nhị và làn điệu quan họ ngọt ngào. Cái miền quê mà Hoàng Cầm yêu như máu thịt. Tình yêu ấy tiềm tàng trong chất máu ,chất tâm hồn của thi sĩ và khi gặp tình huống thì hoá thành thơ trào lên ngọn bút. Tình huống đó xuất hiện vào đêm tháng 4/1948 khi nhà thơ nhận được tin giặc tàn phá quê hương mình. Thi sỹ cực kỳ sao xuyến tâm tư chồng chất những nhớ nhung tiếc nuối xót xa với cảnh con người, quê hương bị tàn phá giết hại. Chồng lên cảm xúc ấy niềm căm giận quân thù và "Bên kia Sông Đuống" đã khởi nguồn cuồn cuộn từ cảm xúc như vậy. Và vì thế thi phẩm làm sống dậy một thế giới Kinh Bắc, thế giới tình yêu, nỗi đau và lòng căm giận quân xâm lược đến tột cùng
Hình ảnh Sông Đuống
Mở đầu thi phẩm là tiểng gọi ra riết yêu thương những đòng thời là lời an ủi vỗ về:
"Em ơi buồn làm chi
Anh đưa em về Sông Đuống"
Ngày xưa cát trắng phẳng lì"
Ba câu thơ này bắt nguòn từ cơn thần hứng, thi sĩ đã tự bạch: "Đột nhiên từ thôn xóm nào xa vang vọng ngay bên tai tôi một giọng hát như than thởt như ru em, một giọng phụ nữ trong trẻo ngge rõ một một nhưng lại nghe như lúc tôi còn thơ dại". Và chính những âm thanh mà tác giả lắng được ấy tạo ra những dòng thơ trầm buồn, nó thật dịu dàng nhưng cũng thật xót xa nuối tiếc.
Nhân vật em xuất hiện trong những dòng âm thanh ấy nhưng " Em" chỉ là một nhân vật phiếm chỉ một thủ pháp trữ tình để nhà thơ tâm sự sẻ chia. Tất nhiên, với phong cách lãng mạn của thi sĩ thì em phải là cô gái vùng Kinh bắc những cô gái mặc yếm thắm thắt lụa hồng bây giờ trở thành một nhân vật vừa hữu hình vừa vô hình để lắng nghe dòng cảm xúc miên man bất tận ngân lên từ cõi lòng thi sĩ .
Tuy nhiên hình ảnh trung tâm trong miền hoài niệm của nhà thơ vẫn là hình ảnh dòng sông Đuống. Dòng sông nổi bật lên trong không gian tâm tưởng.
Hình ảnh con sông quê hương với đôi bờ cát trắng ngày xưa chảy về thời hiện tại, hiện hình trong tâm trí nhà thơ như một dòng lấp lánh .
" Sông đuóng trôi đi một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ"
Con sông nghiêng chảy giữa hai bờ thực ảo. Xúc cảm mãnh liệt cùng với trí tưởng tượng phong phú đã giúp nhà thơ tạo lên hình ảnh dòng sông đầy ấn tượng,xáo trộn cả không gian. Dáng nằm nghiêng của dòng Sông Đuống trở thành một phát hiện sáng tạo độc đáo của Hoàng Cầm. Con sông vì thế không bất động vô hồn nó trở thành sinh thể sống đầy ám ảnh. Con sông yêu thương ấy khi quân thù tràn đến đã hoá thành dòng sông của thương đau :
"Đứng bên sông này sao nhớ tiếc
Sao xót xa như rụng bàn tay"
Đoạn thơ kết thúc bằng một hình ảnh tạo ra cảm nhận xót xa vô hạn. thi sỹ đã lấy nỗi đau về thể xác để diễn tả một cách cụ thể nỗi đau về tinh thần. Nỗi đau ấy như truyền thẳng vào người đọc cái buốt nhói tái tê hữu hình. Phải là người yêu quê hương như máu thịt mới có được tình cảm ấy và dòng xúc cảm mãnh liệt này đã đạt tới mức độ điển hình
Hình ảnh quê hương với vể đẹp và những nỗi đau thương, uất hận căm thù
Cảm hứng chủ đạo trong phần đầu của đoạn thơ là nỗi đau tiếc nuối trước cảnh tượng quê hương thanh bình đã bị giặc tàn phá. Cảm xúc ở đây có vẻ phức tạp hơn, nó được thể hiện trên một trục thời gian quá khứ và hiện tại; tình yêu hoà trộn với nỗi đau soi chiếu vào nhau. Mỗi khổ thơ được mở đầu bằng hình ảnh gợi cuộc sống thanh bình tươi đẹp, dòng cảm xúc cuồn cuộn chảy nhưng kết thúc đột ngột bằng một câu hỏi nghẹn ngào tiếc thương ngơ ngẩn.
Vùng quê Kinh Bắc trong hoài niệm nhà thơ, được gợi lên bởi hương lúa nếp thơm nồng và những bức tranh làng Hồ :
" Bên kia Sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sáng bừng trên giấy điệp"
Hương lúa và dòng tranh Đông Hồ được dùng như những biểu tượng về cuộc sống vật chất ấm no và đời sống tinh thần tươi đẹp . Sự am hiểu cái đẹp và tinh tuý của hồn văn hoá dân gian đã giúp Hoàng Cầm chỉ bằng một vài nét mà đã lột tả được cái độc đáo đặc sắc của dòng tranh làng Hồ.
Ba câu thơ, ba tính từ Hoàng Cầm mở căng giác quan đón nhận quê hương: thơm nồng(khứu giác), tươi trong (thị giác), sáng bừng (cảm giác) hình ảnh sáng bừng trở thành điểm sáng lung linh nhất nó đưa màu tranh Kinh bắc hoà nhập thành" màu dân tộc". Hoàng Cầm đã thể hiện được cái thần thái cái linh hồn của dòng tranh và cũng là vẻ đẹp độc đáo của quê hương.
Vẻ đẹp ấy lại ngập chìm trong khói lửa chiến tranh. Thi sỹ đã miêu tả thật xúc động những cảnh tan tác chia lià ,những đau thương mất mát:
Mẹ con đàn lợn âm dương
Chia lìa đôi ngả
Đám cưới chuột tưng bừng rộn rã
Bây giờ tan tác về đâu"
Ở đây cái ảo và cái thực hoà nhập vào nhau khó lòng tách bạch riêng biệt. Mượn hình ảnh trong tranh để diễn tả cánh tượng thật ngoài đời, thi sỹ đã lay động được tình cảm của những con người gắn bó máu thịt với truyền thống văn hoá nghìn đời vùng Kinh Bắc. Bốn câu thơ như được viết ra trong trạng thái mơ tỉnh lẫn lộn. Bức tranh Đông Hồ hiện cùng bức tranh đời. Cái độc đáo của câu thơ là ở chỗ thi sỹ vừa tái hiện nỗi đau quê hương bị tàn phá vừa nói được nỗi đau nền văn hoá dân tộc bị dày xéo chà đạp. Đoạn thơ khép lại trong một tâm trạng đầy hoang mang đầy cảm xúc thơ tới chót đỉnh của sự tê tái.
Quê hương Kinh Bắc được gợi lên với những đình chùa cổ kính ,những hội hè đình đám thể hiện khát vọng một cuộc sống hạnh phúc bình yên của nhân dân. Bài thơ đã tái hiện cảnh hội ngày xuân tưng bừng rộn rã thanh bình cuộc sống êm ả ngọt ngào " Mấy trăm năm giấc mộng bình yên". Nói tới mộng bình yên tác giả đã chạm vào niềm khao khát chân chất của con người đất Việt từ nghìn đời : khát vọng hoà bình. Nhưng tất cả đều tan vỡ.
"Những người môi cắn chỉ quết trầu
Những cụ già phơ phơ tóc trắng
Những em sột soạt quần nâu
Bây giờ đi đâu về đâu"
Những con người như một phần linh hồn của quê hương xứ sở giờ đây đã nên bơ vơ tan tác … chỉ còn lại âm thanh của tiếng chuông chùa văng vẳng như gọi linh hồn quê hương trở lại, tạo ra sự hoàng vắng rợn ngập. Câu thơ kết như một tiếng thở sài tiếc nuối.
Tái hiện trong tâm trí nhà thơ, Kinh Bắc còn là xứ sở của buôn bán sầm uất đông vui - miền quê lao động và con người cũng mang vẻ đẹp chân chất của gió nội hương đồng:
"Ai về bên kia Sông Đuống
Cho ta gởi tấm the đen
Mấy trăm năm thấp thoáng mộng bình yên
…
Những cô hàng xén răng đen
Cười như mùa thu toả nắng "
Khác với những giai nhân trong buồng the, trướng gấm, cô gái Kinh Bắc trong nỗi nhớ Hoàng Cầm là những con người lao động. Họ đẹp vẻ đẹp tảo tần mà vẫn tinh tế ngọt ngào. Những câu thơ tài hoa Hoàng Cầm đã thổi sự sống vào hình ảnh của người thục nữ : một khuôn mặt thật độc đáo vừa có vẻ đẹp tạo hình gợi sự mịn màng sắc màu phớt hồng đầy sức sống vừa gợi làn hương e ấp trinh nguyên .và nụ cười thật trong sáng ấm áp dịu dàng như mùa thu toả nắng. Đó là cái hồn riêng ánh sáng riêng của vùng Kinh Bắc mà Hoàng Cầm nhận ra trong nõi nhớ bâng khuâng.
Đi hết tình yêu lại gặp nỗi đau Hoàng Cầm lựa chọn đưa vào thơ mình hai hình ảnh, hai nạn nhân tội nghiệp nhất của chiến tranh người mẹ già và đứa trẻ. Hình ảnh người mẹ già dạt ra khỏi phiên chợ nghèo khi giặc tràn tới xuất hiện 3 lần trong một đoạn thơ ngắn. đất lành hoá thành đất dữ con người và những cánh cò cũng tan tác không chốn nương thân
Có con cò tráng bay vùn vụt
Lướt ngang dòng Sông Đuống về đâu
Mẹ già lòng đói dạ sầu
Đường trơn mưa tạnh mái đầu bạc phơ
Hai hình ảnh bổ sung cho nhau cánh cò trời cao mẹ già đất thấp tạo nên một không gian hoảng loạn. Không phải cánh cò trong những áng ca dao thơ mộng mà là cánh cò bay trốn đạn bom. Người mẹ già quẩy gánh hàng rong trên con đương mưa lạnh và hướng đi vô định... đã nói thật sinh động cái không gian chiến tranh mà con người trong đó với thân phận bơ vơ, mất phương hướng và luôn bị cái chết rình rập.
Những đứa trẻ với nỗi bất hạnh là đói khát và đạn bom đe doạ được tái hiện thật thảm thương. Bóng đen tử thần cũng luôn rình rập chúng, toàn bộ thời gian ban ngày lẫn ban đêm cả khi thức cũng như khi ngủ. Lòng căm giận đã bùng lên đến đỉnh điểm của sự dữ dội lời thơ thét lên phẫn nộ :
Đã có đất này chép tội
Chúng ta không biết nguôi hờn.
Những câu thơ xót đau tê tái đã trở thành lực nén cho tiếng sét trả hận cho đoạn thơ tiếp nối. Đó là hình ảnh quê hương quật khởi. Giọng thơ từ nhớ tiếc xót thương chuyển sang phẫn uất căm thù. Nhân vật trữ tình không còn là nhân vật hoài niệm mà là nhân vật hành động.
Những câu thơ trong đoạn kéo dài trong lặng lẽ những hình ảnh được miêu tả cái gì cũng bé nhỏ nén đè thu gọn lại" Liếp hé " ánh sáng leo lét tiếng nói ngậm ngùi thầm kể những câu thơ hình ảnh như những dòng nước tích tụ đổ về dòng sông để cuối cùng biến thành dòng lũ quật khởi. Sông Đuống sinh thể thương dau đang vùng dậy cuốn phăng ra bể những đồn thù và những thương đau.
Khát vọng giải phóng.
Sáu câu cuối làm thành một giấc mơ đẹp bay lên giữa khốc liệt hiện thực. Hình ảnh sáng tạo lúng liếng sắc màu và lung linh ánh sáng "Yếm thắm” và “lụa hồng" “xuân xanh” và đặc biệt là hình ảnh nụ cười làm toả rạng ánh sáng bài thơ:
Bao giờ về bên kia Sông Đuống
Anh lại gặp em
Em mặc yếm thắm
Em thắt lụa hồng
Em đi trẩy hội non sông
Cười mê ánh sáng muôn lòng xuân xanh
Đó là giấc mơ chan chứa niềm hy vọng. Một hình ảnh tương lại của kinh Bắc thật lộng lẫy chan chứa yêu thương và đặc biệt là sự thay đổi từ cảnh sắc đến muôn lòng con người sự hồi sinh tươi trẻ.Một kết thúc có hậu mê đắm nụ cười thiếu nữ đã nâng cánh lãng mạn của bài thơ và gieo vào lòng người đọc niềm vui và hy vọng.
“Bên kia Sông Đuống” mang hai đặc điểm nổi bật xoắn xuýt hoà quyện đó là dòng cảm xúc nuối tiếc xót thương căm giận và yêu thương quê hương gia diết xuyên suốt bài thơ. Bài thơ thể hiện đậm đà bản sắc dân gian và rất dân tộc; trên một nền nhạc buồn hồn quê hương dân tộc phảng phất trên mỗi dòng thơ.
"Bên kia sông Đuống" ghi nhận dòng tình cảm mãnh liệt chân thành trong sáng mà Hoàng Cầm dành cho quê hương mình. Bài thơ viết về vùng Kinh Bắc nhưng sức lan toả dư ba của nó lan rộng động tới tình yêu quê hương của tất cả con người Việt