Sấm trạng Trình trên bia đá mới khai quật: P2 - Ba thông tin còn lại
Trong phần 1 của bài chúng tôi đã đưa thông tin văn bản bài thơ “Di ngôn chí”, tuy nhiên trên hai mặt tấm bia này (tạm gọi là bia số 1 vì quá trình khai quật thu được 2 tấm bia), vẫn còn 3 nội dung khác nữa. Cụ thể như sau:
Bên trái bia là hai dòng chữ Hán
域 藏 入 池 陽 外 里
己 亥 一起 現 來 生 天 幾 必 達
Vực tàng nhập trì dương ngoại lý, Kỷ hợi nhất khởi hiện lai sinh thiên cơ tất đạt.
Nhóm Hải Phòng dịch: Khu mộ (VỰC nghĩa là khu, không phải một chiếc) táng ở Ao Dương ngoài nơi này, năm Kỷ Hợi nhất định sẽ khởi hiện sự sống lại, thiên cơ sẽ phát lộ.
Phần dưới bia ghi tác dụng của bia đá
來 緣 為 讖 復 越 族
鎮 宅 兆 吉 地 碑
Lai duyên vi sấm phục Việt tộc/ trấn trạch triệu cát địa bi.
Nhóm Hải Phòng dịch: Duyên tới theo lời sấm khôi phục lại dân tộc Việt Nam / Đây là bia trấn trạch triệu cát.
Mặt sau của bia có khắc ghi một câu đối:
去千年丁還釘護國
來創世越伯粵友邦
Khứ thiên niên Đinh hoàn Đinh hộ quốc
Lai sáng thế Việt bá Việt hữu bang
Từ Việt thứ 2 trong câu 2 có người dịch là “Hiệu”, nhưng theo TS Cung Khắc Lược đó là chữ Việt viết theo Hán tự cổ cách viết vậy mới đúng với phong cách đối trong câu đối.
Nhóm Hải Phòng dịch:
Theo nhà Hán Nôm Hoàng Phan: Đây là một câu “SẤM” khó giải cho gãy nghĩa, chúng tôi tạm hiểu là Nhà Đinh đã mở ra một thiên niên kỷ đã qua (1000 năm), chúng ta đang bước vào một thiên niên ký mới vẻ vang hơn (創世sáng thế)”. Tuy nhiên căn cứ vào tính đa nghĩa của Hán tự và đặt trong văn cảnh đây là một câu đối với các từ ngữ ở hai vế đối nhau theo nguyên tắc niêm luật của văn học thì câu chuyện còn rất đau đầu các nhà dịch thuật Hán Nôm. Ví như cặp đối Đinh hoàn Đinh/ Việt bá Việt? Từ “Thế” có phải nghĩa là triều đại? hay “Hữu bang” có phải mang nghĩa là dân tộc hùng mạnh hay không?....
Để khép lại phần thông tin về tấm bia thứ nhất mới phát lộ, chúng tôi có thể tổng kết lại như sau:
Tấm bia này có 04 thông tin mà tiền nhân muốn trao gửi, theo đó có 01 bài thơ “Di ngôn chí”, 01 nội dung chỉ đường tìm phần mộ, 01 thông tin chỉ vị trí trấn trạch và mặt sau bia là một câu đối có tính dự ngôn.
Những hội thảo và các cuộc trao đổi giữa các nhà Hán Nôm vẫn đang không ngừng diễn ra và chưa có hồi kết. Nhà Hán Nôm Hoàng Phan khi trao đổi với tôi về cái khó của việc dịch thuật đôi câu đối ở mặt sau tấm bia số 1 có than một câu: “ Khó thế, không thể đuổi được tư duy Trạng nguyên. Người ta nói rằng bia này “Ngụy tạo”, không biết thời nay ai nghĩ được vế đối vi diệu này mà dám nói vậy?”.
NĐM
Đón đọc kỳ sau: P3 - Bia số 2 Quan Trạng nói gì?