Vì sao Nghị viện châu Âu cáo buộc Liên Xô gây ra Chiến tranh thế giới 2?

Ngày 19 tháng 9/2019, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết nêu rõ, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939 là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho cuộc đổ máu ở Ba Lan. Do đó, Liên Xô có cùng lỗi với Đức Quốc xã vì đã gây ra Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

Nghị viện châu Âu và Ba lan cáo buộc tội gây chiến tranh của Liên Xô

Hiệp ước Molotov – Ribbentrop hay Hiệp ước Xô – Đức được ký kết giữa Liên Xô và nước Đức Quốc xã vào ngày 23/8/1939. Nội dung cơ bản của Hiệp ước này là: Đức chấp thuận cắt một phần Đông Âu cho Liên Xô và hai bên không can thiệp lẫn nhau trong quá trình thực thi.  Ngoại trưởng Đức Ribbentrop đã bay đến Moskva và cùng ngoại trưởng Liên Xô Molotov ký hiệp ước “Bất tương xâm” này và tên của hiệp ước được gọi theo tên của 2 ngoại trưởng “Molotov – Ribbentrop” .

Chỉ một tuần sau khi hiệp ước được ký cuộc xâm chiếm Ba Lan của phe phát xít diễn ra khiến cả thế giới kinh ngạc. Đây chính là nguyên nhân thế giới Phương Tây và Ba lan luôn cáo buộc Liên Xô đã cùng với Đức Phát xít chia cắt Ba Lan và tạp ra Thế chiến thứ 2. Cuộc tranh luận nguyên nhân thế chiến 2 đã kéo dài từ khi nó chấm dứt (1945) đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Đặc biệt giai đoạn cuối năm 2019 và đầu năm 2020, các thế lực này đã đẩy lên thành một phong trào với âm mưu “quốc tế hóa” sự kiện này nhằm thực hiện các mục tiêu chính trị. Cụ thể:

 

Ngày 19 tháng 9/2019, Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết nêu rõ, Hiệp ước Molotov-Ribbentrop 1939 là một thỏa thuận bí mật của Đức Quốc xã và Liên Xô, mở đường cho cuộc đổ máu ở Ba Lan. Do đó, Liên Xô có cùng lỗi với Đức Quốc xã vì đã gây ra Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Nghị quyết có ý nghĩa chính trị quan trọng, nhưng không mang tính pháp lý, thúc giục các nước EU "làm rõ ràng và đánh giá về mặt nguyên tắc đối với các tội ác và hành động xâm chiếm hung hăng của các chế độ cộng sản toàn trị và chế độ Phát xít".

Ngày3.12.2019: Bà Mosbacher đại sứ Hoa Kỳ tại Nga viết trên tweet của mình: "Thưa Tổng thống Putin, Hitler và Stalin đã cấu kết để mở màn Đệ nhị Thế chiến." Đại sứ Đức tại Ba Lan là Rolf Nikel cũng gây sóng với một tin tweet: "Hiệp ước Molotov-Ribbentrop nhằm chuẩn bị cho cuộc xâm lăng của Phát xít Đức vào Ba Lan. Liên Xô cùng với Đức đã tham dự vào việc xâu xé tàn bạo đối với Ba Lan."

Ngày 27.12.2019: Bộ Ngoại giao Ba Lan triệu tập đại sứ Nga tới để phản đối, nhắc lại rằng cuộc chiến nổ ra bắt đầu là từ hiệp ước Phát xít Đức - Liên Xô, và rằng Ba Lan đã mất khoảng sáu triệu công dân trong cuộc chiến.

Ngày29.12.2019: Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ra một thông cáo, cáo buộc ông Putin đã dùng vấn đề Đệ nhị Thế chiến làm phương tiện che giấu những bước thụt lùi gần đây của Nga trên trường quốc tế, chẳng hạn như bị lệnh trừng phạt thể thao do sử dụng doping. Ông Morawiecki nói "Tổng thống Putin đã nói dối về Ba Lan trong một số lần."

Tháng 1.2020:Quốc hội Ba Lan đã thông qua nghị quyết, theo đó cả Đức và Liên Xô đều bị coi là có tội trong sự bùng nổ của Thế chiến II, còn việc quân đội Liên Xô giải phóng Ba Lan vào năm 1944-1945 được coi là sự chiếm đóng.

Cuộc tấn công vào một đất nước Liên Xô đã tan rã, một thể chế chính trị nhà nước Xô Viết tan rã và một Đảng Cộng sản đang là thiểu số tại nước Nga,  liệu có phải giống như cú đấm vào không khí? Không phải vậy, không phải chuyện “dư hơi” bởi tầm cỡ của những phát ngôn, những văn bản đều là cấp quốc gia đến Nghị viện của châu lục. Vậy chủ đích  của cuộc phản công là gì? Đánh vào nước Nga và Putin? Che giấu hoặc làm mờ âm mưu hèn bẩn của Phương Tây và chính Ba Lan trong thời điểm trước Thế chiến 2? Hay còn gì khác?

Người trong cuộc nói gì?

Trên thực tế, Hiệp ước này không có cơ hội được thực thi vì chính Liên Xô đã phải đương đầu với cuộc xâm lược tàn khốc của Đức và đánh đuổi quân phát xít đến tận chân tường Beclin. Tuy nhiên, nó cũng mang lại những tai hại nhất định; Tổng thống Putin trong chuyến thăm BaLan thừa nhận: “Có thể lên án - với lý do đúng đắn - hiệp ước Molotov-Ribbentrop ký tháng Tám 1939. Mọi hình thức thỏa thuận với chính thể Đức Quốc xã "không thể được chấp nhận từ quan điểm đạo đức và cũng không có cơ hội được thực thi".

 

Tuy vậy việc làm quá lên bỏ qua tính khách quan toàn diện với một sự kiện của Phương tây và Ba Lan, khiến vị tổng thống này không thể không bày tỏ thái độ cứng rắn của mình, ông đã có cả chục bài phát biểu, trực tiếp viết báo và còn dự định công khai hóa bằng một thư viện mở cho toàn thế giới xem tất cả sự thật về Thế chiến 2. Đáp trả những cáo buộc Nga có lỗi tương đương so với Đức Quốc xã khi gây ra Thế chiến 2, phủ nhận những nỗ lực xương máu của Hồng quân Liên Xô trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa phát-xít, Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những nỗ lực buộc tội Liên Xô chuẩn bị và kích động Thế chiến II là điều nhảm nhí. Trong bộ phim "Chiến tranh để tưởng nhớ", được chiếu trên kênh truyền hình "Rossiya 1" Ông bình luận: "Ai đã tấn công ai vào ngày 22 tháng 6 năm 1941?! Chúng ta tấn công Đức hay Đức tấn công chúng ta? Sao lại có điều nhảm nhí như vậy?!... "Chúng ta không có và không thể có ý thức về tội lỗi! Chúng ta đã đặt 27 triệu mạng sống của người dân Liên Xô lên Bàn thờ Chiến thắng - của toàn bộ Liên Xô, ý tôi là vậy. Không có và không thể có bất kỳ lý do để biện minh cho những người đang cố gắng viết lại lịch sử" ".

Bên phía Cộng hòa Liên bang Đức, Bộ trưởng Ngoại giao Heiko Maas, cùng với nhà sử học Andreas Wirsching, trên tạp chí Spiegel đã giải thích quan điểm của mình liên quan đến lịch sử Thế chiến II bằng bài báo với tựa đề "Không có chính trị nào mà không có lịch sử". Các tác giả yêu cầu từ bỏ nỗ lực tìm ra thủ phạm mới cho sự bùng nổ Thế chiến II và nhắc lại nước Đức đã nhận mọi trách nhiệm về việc đó. Tuyên bố rõ ràng:  “Những nỗ lực viết lại lịch sử theo cách đáng xấu hổ nhất trong vài tháng qua đòi hỏi chúng tôi phải đưa ra một tuyên bố rõ ràng vì thực tế là sự thật lịch sử không thể thay đổi: chính nước Đức đã bắt đầu Thế chiến II với cuộc tấn công vào Ba Lan và  chính Đức phải chịu trách nhiệm về nạn Diệt chủng người Do Thái. Bất cứ ai gieo rắc nghi ngờ về điều này, và cố gắng buộc tội các dân tộc khác trong sự kiện này, là hành xử sai trái với các nạn nhân của cuộc chiến. Họ lợi dụng lịch sử và chia rẽ châu Âu”.

Ông Maas cũng kêu gọi thế giới cần tránh khỏi mối đe dọa của chủ nghĩa xét lại. “Quá khứ của nước Đức cho thấy sự nguy hiểm của chủ nghĩa xét lại, thay thế tư duy duy lý bằng thần thoại. Đó là lý do tại sao, chứ không phải vì đạo đức, mà chúng tôi, người dân Đức, phải chống lại việc những kẻ tấn công trở thành nạn nhân, và nạn nhân trở thành tội phạm”.

“Trò chơi chính trị”dưới góc nhìn khách quan

Chiến tranh thế giới 2 đã lùi xa 75 năm, đã thuộc về lịch sử; Đương nhiên ta không thể quên về quá khứ, vì quá khứ là một phần của thế giới loài người và tham góp làm nên từng con người, song thay vì chính trị hóa lịch sử theo định hướng của từng nhóm lợi ích nói riêng hay của từng hệ tư tưởng nói chung đều là không khách quan. Cách làm này dẫn đến sự thật bị đánh tráo, bị bóp méo và những thế hệ tiếp sau khi bị tiếp nhận sai lệch sự thật sẽ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc.

 

Câu chuyện về Hiệp ước Molotov – Ribbentrop hay Hiệp ước Xô – Đức được ký kết giữa Liên  Xô và nước Đức Quốc xã vào ngày 23/8/1939 được diễn ra trong bối cảnh thế giới có những đặc điểm đặc biệt. Một trong những điểm căn cốt là các nước phát triển (Tư bản trẻ) xuất hiện nhu cầu cạnh tranh thuộc địa với các nước “Tư bản già” (Anh , Pháp…) để phân chia lại quyền cai trị thế giới. Bởi ở thời điểm này của thế kỷ 20, các “tư bản già” đã chiếm hầu hết các nước đặc biệt là các châu Á, Phi, Mỹ làm thuộc địa. Người Anh từng có câu tự mãn rằng “mặt trời không bao giờ lặn trên Vương Quốc Anh”, ý nói thuộc địa của họ bao khắp quả đất. Những quốc gia tư bản trẻ hiểu đầy đủ rằng để chiến thắng những cường quốc như vậy chỉ có con đường duy nhất là chiến tranh và sau này khi cuộc chiến bắt đầu, họ đã không từ thủ đoạn nào để giành phần thắng và biến thành chủ nghĩa phát xít tạo thành “Phe trục” (Đức - Nhật - Ý) mà tiêu biểu là là Đế chế đại Đức (Großdeutsches Reich ) trong thời kỳ 1933 – 1945 với chế độ độc tài do Adolf Hitler và Đảng Quốc xã điều khiển. Dưới sự thống trị ấy, nước Đức đã biến đổi thành một nhà nước phát xít toàn trị. 

Bên cạnh đó, ở thời điểm này xuất hiện một thế lực mới đó là nhà nước Liên Xô mang hệ tư tưởng cộng sản đối đầu với CNTB. Các nước Anh, Pháp và nhất là các nước láng giềng của Liên Xô  sợ và cảnh giác Stalin hơn cả Hitler; Thủ tướng Anh Chambelain vào tháng 3.1939 viết” Tôi phải thú nhận có sự thiếu tin tưởng sâu sắc với Liên Xô. Tôi không tin chút nào về khả năng của họ duy trì một cuộc tiến công hiệu quả, kể cả khi họ muốn vậy. Và tôi không tin khách cấp thấp không có quyền quyết định tham dự, thực tế họ chỉ cử 2 quân nhân là Đô đốc Reginald Deax và tướng Aimé Doumenc; Ví dụ khi Liên Xô đặt vấn đề để tấn công Đức thì Ba Lan, Tiệp Khắc có đồng ý cho quân đội của mình đi vào lãnh thổ của họ để tác chiến không? Thì 2 đại diện của Anh và Pháp đâu đủ thẩm quyền quyết định. Điều này đã làm Liên Xô thất vọng và 2 tháng hội bàn không mang lại kết quả gì.

 Về âm mưu chiến lược hay trò chơi chính trị dễ nhận thấy họ chỉ muốn dùng cách “tọa sơn quan hổ đấu” chờ cơ hội hành động với mục tiêu bảo vệ những quyền lợi của mình. Chính đây là vấn đề mấu chốt khiến cho việc hình thành liên minh hai mặt trận chống lại Hitler vào năm 1939 chậm chễ tạo cơ hội cho Đức tấn công Ba Lan mở màn Thế chiến 2. Thậm chí họ có những hành động thỏa ước với Đức trước cả Liên Xô. Về điểm này Giáo sư Michael Jabara Carley của Đại học Montreal (Canada) trong một bài viết cho Quỹ Văn hóa Chiến lược đã bình luận: Điều thú vị là, các “chuyên gia” và truyền thông đại chúng phương Tây lại im lặng về một thực tế lịch sử, đó là hầu hết các cường quốc lớn của châu Âu đều đã ký các hiệp ước tương tự với Adolf Hitler trước khi Liên Xô làm vậy. Biên bản cuối cùng ghi lại trò chơi chính trị này là Thỏa thuận Munich do các cường quốc lớn tại châu Âu (gồm Anh, Đức, Pháp, Italy) ký kết vào ngày 30/9/1938. Thỏa thuận này cho phép nước Đức Quốc xã sáp nhập các khu vực biên giới phía bắc và phía tây của Tiệp Khắc…”.

Trước bối cảnh ấy có thể nói việc ký hòa ước bất tương xâm Xô – Đức cần được nhìn nhận như một chiến thuật “Câu giờ” mà thôi. Thực tế Hitler đã cho Hạm đội Đức tập kết xong từ 19.08.1939, đang chờ lệnh ra khơi đến hải phận của Anh và dự định để khai mào cuộc chiến vào ngày 01.09.1939 nên chiến tranh đã như viên đạn chờ bấm nút khai hỏa rồi. Và trong giai đoạn đó Liên Xô có thêm điều kiện chuẩn bị cho cuộc chiến mà với họ lúc ấy trước hết là vệ quốc. Thậm chí nếu nhìn toàn cảnh có thể thấy, không chỉ Liên Xô mà cả Anh, Pháp và Đức Quốc xã nữa đều tham gia vào ván bài mà mọi quân bài đều lật ngửa. Sự nghi kỵ giữa Liên Xô và Anh – Pháp đã bị Đức Quốc xã sử dụng làm thời cơ tập trung lực lượng khai hỏa thế chiến 2.

Trở lại với ý tưởng viết lại nguyên nhân lịch sử thế chiến 2, ta đặt câu hỏi vì sao Phương Tây và Ba lan lại muốn khởi tạo vụ “xét lại” này?

Từ những minh chứng và phân tích trên cho thấy câu chuyện Liên Xô ký hòa đàm “bất tương xâm” với Đức không phải là nguyên nhân cơ bản gì, bởi các bên liên quan đã cùng ký trước đó với Đức Quốc Xã. Vì vậy không thể có chuyện, người có tội lại đi tố một kẻ đồng phạm với mình? Ở đây dường như nhìn thấy rất rõ ý đồ của việc xét lại là đẩy trách nhiệm cho Liên Xô coi Hiệp ước Molotov – Ribbentrop là nguyên nhân then chốt; Và như vậy thế giới Phương tây muốn làm nhẹ tội lỗi của mình, thậm chí nếu tuyên truyền theo lối học thuyết âm mưu có thể dẫn dụ thế hệ sau chiến tranh và những người không am tường về Thế chiến 2 sẽ có cách hiểu hoàn toàn sai lệch. Nhưng đây chưa phải là đích quan trọng, vì có tố cáo Liên Xô và Nhà nước cộng sản Xô Viết thì các thực thể này hiện đã không còn hiện hữu; Vậy cuộc tấn công nhằm vào đối tượng nào nếu không phải là nước Nga và Tổng thống Putin? Bởi nước Nga thừa hưởng tất cả lợi ích chính trị của Liên Xô sau khi chính thể này tan rã và hiện lại đang là một “cực” của thế giới (Nga – Eu – Mỹ - Trung), còn Putin đang bị mô phỏng là phiên bản của Hitle hoặc Stalin? Việc Nghị viện châu Âu cáo buộc tội gây chiến tranh của Liên Xô rõ ràng đang muốn làm suy yếu nước Nga trên trường chính trị, ngăn chặn  tầm ảnh hưởng và sự phát triển của nước Nga với thế giới. Với Ba Lan, khi quân đội Liên Xô tiến sang giải phóng đất nước họ đã không có hành động xâm lược nào và trả lại đất nước họ sau khi chiến thắng Phát Xít Đức. Cần nhớ, Ba Lan chính là nước ký Hòa ước với Đức đầu tiên và bị Đức xâm chiếm cũng đầu tiên. Hành động của Ba Lan đã bị Giáo sư Carley của Đại học Montreal (Canada) bóc mẽ: “chính Ba Lan – mà người ta coi là “nạn nhân” của hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Liên Xô và Đức – cũng đã ký một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau với Đức Quốc xã vào ngày 26/1/1934… Trong thập niên 1930, Ba Lan đóng vai trò của kẻ phá bĩnh. Đó là một chính thể cực hữu rất giống kiểu độc tài, bài Do Thái và có cảm tình với chủ nghĩa phát xít. Năm 1934, khi Liên Xô cảnh báo về Hitler, Ba Lan đã ký ngay một hiệp ước không xâm lược lẫn nhau ở Berlin. Vậy ai đâm sau lưng ai?”

Đến đây ta đặt câu hỏi liệu Nghị viện châu Âu và Ba lan có đang mắc sai lầm như cha ông họ trước đây không quyết liệt tạo liên minh chống Phát xít Đức với Liên Xô mà đồng thời cũng “đi đêm” với Đức Quốc xã để  Để Chủ nghĩa Phát xít thiêu sống trái đất? Trước đây Anh –Pháp có muốn Đức tiêu diệt Liên Xô không? Và giờ đây ai muốn tiêu diệt ai?

Từ câu chuyện vừa bàn trên, có lẽ chúng ta cần suy nghĩ một vấn đề khác, đó là quyền lợi của các dân tộc. Chúa nói mọi người đều là con cái của Chúa và Phật nói mọi chúng sinh đều bình đẳng; song nhìn lại lịch sử loài người 5000 năm (Tính từ lúc có hình thái nhà nước xuất hiện) thì chỉ chiu chắt được 292 năm hòa bình, tính ra mỗi thế kỷ chỉ có 1 tuần máu tươi không chảy và thế giới lặng tiếng binh đao. Có lẽ còn sớm chăng, nhưng không thể không đúng để nghĩ bản chất của loài người là chiến tranh, đó là sự khốn nạn và sỉ nhục. Và thật buồn cho các dân tộc, các đất nước nhỏ luôn là những con tốt thí của các nước lớn. Chiến tranh thế giới như một bàn cờ, trước khi hai kẻ chơi cờ lao vào quyết đấu trận chung kết bằng nắm đấm thì các quân cờ trên bàn cờ kia đã bị chúng hủy hoại bấy nát ngập trong máu đỏ.

Bài học của các nước nhỏ là tự mình lớn dậy thành khổng lồ, nếu không làm được thì luôn chấp nhận số phận làm quân cờ vĩnh cửu. Nước ta, dân tộc ta 4000 năm chưa bao giờ nguôi yên chiến tranh (hiểu theo nghĩa triệt để), vì vậy khi muốn làm gì hãy nghĩ một câu đơn giản: làm vậy có lợi cho Tổ quốc hay không? Chúng ta để sinh tồn cần có nhiều giải pháp, để phát triển bền vững lại cần nhiều giải pháp hơn nữa trong đó cần có những chính sách đối ngoại khôn khéo, bản lĩnh với các nước lớn. Hãy đặt Tổ quốc trên hết và hãy nhớ Tổng thống Mỹ Donald Trump từng thốt lên trong những ngày đại dịch Covid “Cách đây nhiều năm, chúng ta đã tạo ra sản phẩm của mình mà không phải phụ thuộc vào tất cả các nước trên thế giới”. Trong bài phát biểu tại Kỳ họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Tổng thống Trump khẳng định: "Chúng tôi bác bỏ tư tưởng toàn cầu hóa và tin vào học thuyết về chủ nghĩa yêu nước" - Đó là thông điệp của một quốc gia hay chỉ là phát ngôn cao hứng của một tổng thống? Dù gì nó vẫn là điều nhắc chúng ta ngẫm ngợi!

                                                                                                             NĐM