Bàn chân người Giao Chỉ
Bộ Từ hải và học giả Nguyễn Văn Tố cho rằng viết chữ Chỉ nào cũng được. Theo Từ hải, có 4 nghĩa: Cùng nghĩa với "cước" là chân Nghĩa là "cước chỉ", tức ngón chân ,Nghĩa là "tông tích", tức dấu tích Thông nghĩa với chữ chỉ có bộ thổ, nghĩa là cái nền, nền móng, như "cơ chỉ", "trụ chỉ". Do vậy chữ Chỉ được hiểu theo nhiều cách, từ đó chữ Giao Chỉ cũng được hiểu theo nhiều cách. Đỗ Hựu trong bộ Thông điển cho rằng: "Giao Chỉ là người Nam di, ngón chân cái toạc ra, đứng thẳng hai bàn chân thì ngón chân cái giao vào nhau, cho nên gọi là Giao Chỉ (chỉ là ngón chân cái)". Ý kiến này được nhiều học giả Trung Hoa và Việt Nam chấp nhận.
Thời còn bé tôi có bàn chân rất xấu, ngón chân cứ toẽ ra trông dị dạng, chỉ được cái đi đường trơn là hết ý vì những ngón chân toe ra đó bám vào đất rất chắc. Những hôm đi học về gặp trời mưa, tôi thường trêu tụi bạn vì chúng ngã loạch oạch như ếch cả. Một thằng bạn tôi nói “Mày là người giao chỉ, mẹ tao bảo ngón chân người giao chỉ toẽ ra như khỉ mới tiến hoá”. Thú thật câu chuyện ấy như một bóng mây buồn suốt tuổi thơ tôi. Nhưng rồi cũng qua đi. đến thời tôi là sinh viên, người yêu tôi một hôm đỏ mặt bảo “ Sao, bàn tay và bàn chân anh đẹp thế”. Tôi giật mình, lúc ấy mới để ý là những ngón chân của tôi đã thu gọn lại từ bao giờ. Nhớ câu chuyện thằng bạn hồi nhỏ, tôi hỏi “Sao tự dưng em nói chuyện bàn chân bàn tay”. Người yêu tôi kể, theo cô ấy biết là trong khoảng 1000 năm đô hộ, giống nòi Việt bị lai tạo dần bởi người Trung Quốc, những ai người Việt chính Gen thì chân toẽ ra như giống người Giao chỉ. Lúc ấy tôi chỉ cười, nhưng đêm về nghĩ lại tôi không thể cười được nữa. Hoá ra tôi đã hoá thành một thằng đàn ông Trung Quốc. Phí lý quá, Hồi bé tôi là Giao Chỉ, lớn lên thành Tàu mà rõ ràng tôi mang nhãn Madein Việt Nam 100% cơ mà.
Rồi chuyện đó cũng qua đi. Năm 2006 tôi có dịp ghé qua Trung Quốc, đến cửa khẩu Lạng Sơn đoàn được chuyển cho Du lịch Trung Quốc phụ trách. Ngồi cạnh tôi là một nữ tiếp viên du lịch xinh đẹp, hỏi thì đựoc biết do đoàn tôi là đoàn khách tri thức nên công ty cử đoàn tiếp viên đều có trình độ học vấn đại học văn hoá du lịch và đích thân Giám đốc là thạc sỹ tham gia hướng dẫn. Bữa trưa tôi được bố trí ngồi cùng mấy bạn Trung Quốc trong đoàn tiếp viên, tôi hỏi :
Ban đầu tôi nghĩ, các bạn ít vốn tiếng Việt, nên không hiểu, nhưng nghĩ lại tôi thấy không phải. Lương Minh - Giám đốc từng kể với tôi anh cùng tuổi tôi và sinh ra tại Phố Hoàng Hoa Thám thành phố Hải Phòng, năm 18 tuổi (1979) mới vể Trung Quốc. Thấy ánh mắt thắc mắc của tôi các cô tiếp viên giả vờ cầm rượu đi chúc các mâm khác. Minh nói nhỏ “Bạn nói gì thì nói, đừng nói chuyện chính trị”. Sau này, khi học cao cấp chính trị tôi kể chuyện này với giáo sư Nguyễn Văn Vĩnh thày nói : “ ở Việt Nam cứ 3 người là bàn chuyện chính trị, nhưng ở Trung Quốc nếu 1 trong ba người nói chuyện chính trị là 2 người còn laị bỏ đi. Đó là phong cách của dân tộc họ”. Sau này có nhiều dịp sang Trung Quốc tôi thấy điều Giáo sư Vĩnh Nói là đúng, trong khi ở Việt Nam từ quán cóc, đến bàn trà, mỗi lần có sự kiện chính trị là toàn dân tham gia xếp vị trí các chức danh từ xã đến trung ương!
Người Trung Quốc coi trọng nam quyền, người Việt coi trọng nữ quyền. Kết luận này có vẻ khôi hài nhưng quả đúng vậy. Thần thoại Trung Quốc có nữ Oa vá trời nhưng trên thực tế vị trí thờ cúng của vị thần này không đáng kể trong tập tục. Ngược lại trong chùa đình người Việt đâu cũng có bàn thờ thánh Mẫu. Thờ Mẫu thành tập tục tín ngưỡng của người Việt, chỉ đáng tiếc là chưa thành tôn giáo vì hệ thống giáo lý về Thánh mẫu không hoàn thiện, trong tình trạng Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo nên đã bị chèn ép và bào mòn đi theo thời gian. Người Việt, trong ngôn ngữ nói hằng ngày bất cứ hiện vật gì biểu thị bằng danh từ cũng đều bắt đầu từ tiếng “Cái” : cái nhà, cái sân, cái gậy thậm chí “Cái” còn ép dùng cho cả giống đực trong những ngữ cảnh nhất định ví dụ : “Cái nhà anh ấy béo lắm”.
Tất cả các dòng sông lớn đều được gọi là sông “Cái”. Dường như chỉ có trong văn thơ mới có 1 dòng sông gọi là dòng “Sông Đực” theo nghĩa ẩn dụ (Con sông ở biên giới phía bắc chỉ toàn lính trận tắm hàng ngày) mà thôi.
Trong ứng xử hàng ngày, Người Trung phân biệt rõ Nam nhi quân tử và nữ nhi tiểu nhân do ảnh hưởng nặng của Nho giáo. Người đàn ông trong gia đình quyết mọi vấn đề. ở Việt Nam tuy có ảnh hưởng, nhưng hầu như quyền áp đặt vẫn thuộc về Nữ. Xem tranh đánh ghen Đông Hồ, thấy người Nam quả là lép vế. Hầu hết đàn ông Việt sợ vợ dù quyền cao chức trọng. Điều này khác với Trung Quốc, người phụ nữ phải nhẫn nhịn phục tùng. Ngay trong cách ứng xử hàng ngày, người chồng làm ra tiền của, nhưng chủ tài khoản lại là vợ. Các giao dịch (đặc biệt vùng nông thôn) đàn ông trực tiếp làm nhưng đa phần quyết theo ý vợ. Nếu mua một con lợn chẳng hạn sau khi ngã giá với người chồng mà tưởng chắc ăn là hỏng, chỉ khi nào cả 2 vọ chồng thuận bán 1 giá thì mới ăn chắc. Và số tiền bán được, người đàn ông chỉ có quyền nghĩ đến mà thôi.
Đọc sách về Tôn Trung Sơn, tôi thấy ông có một nhận định sắc sảo về dân tộc mình, đại ý Hình ảnh của nước Trung Hoa là hình ảnh của anh chở xe ba gác. Cứ làm ăn thật nhiều sau đó lại đi ẩu đả ở đâu đó một trận. Hầu hết trận nào cũng thua nhưng sau đó lại về nghề xe ba gác nuôi hận phục thù. Người Việt ít có máu phục thù dân tộc. Truyền thuyết Thánh Gióng với hình ảnh Gióng về trời sau khi giặc tan; đã hình tượng hoá một sự thật : Binh lính Việt sau chiến tranh giữ nước lại về các làng quê “ Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa” (Nguyễn Đình Thi). Tinh thần quật cường chỉ trở thành cao trào khi có giặc ngoại xâm đến và nó trở thành “ một làn sóng nhấn chìm lũ cướp nước”- (Hỗ Chí Minh).
Sự ảnh hưởng của giao lưu văn hoá là tất yếu. Có một nhà sử học nào đó đã nói nước Việt như một cô gái đẹp nên Tây Tàu đều muốn ve vãn cả. Sự thật thì cuộc ve vãn ấy đã diễn ra cả ngàn năm Bắc thuộc và Trăm năm Pháp thuộc và bây giờ các chàng Tây tàu vẫn đang tiếp tục ve vãn. Trong cái quá trình ấy, sức mạnh của một nền văn hoá cao thì đồng hoá văn hoá thấp, điều ấy là một logic. Xem phim ảnh, ta thấy có quá nhiều nghi lễ tập tục của ta giống Tàu. Nhưng người Việt đã cải tiến nó đi rất nhiều, ví dụ tập tục cưới hỏi của Tàu gồm : Xem mặt, dạm ngõ (cho phép tìm hiểu), lễ hỏi (Đính ước), Xin cưới , Vu quy, lại mặt. Người Việt đã giản đơn hoá Chỉ còn 2 lễ gồm Lễ hỏi ( gồm cả xin cưới) và vu quy (Về nhà chồng). Câu chuyện lại mặt hầu như quên lãng. Người Hán khi bị Mãn Thanh chinh phục, phải cạo đầu buộc tóc đuôi Sam, nhưng người Việt chỉ có Nữ tóc dài thả bó và nam luôn cắt tóc ngắn. Đặc biệt tục lễ hỏi cưới có Trầu cau và tục ăn trầu thuốc giữ răng đen thì Trung quốc không hề có.
Tôi đã ở Phong Thổ Lai châu, bên kia sông là thành phố Vây Trung Quốc. Đi dọc tuyến biên giới, những đoạn không có sông thấy xuất hiện điều kỳ lạ là trên một mặt phẳng toàn lau sậy nhưng cỏ lau mọc chúc ngọn về hai phía Nam –Bắc tạo thành đường rãnh dài mấy cây số. Điều này giống như sông Kỳ Cùng ở Lạng Sơn bên trong bên đục.
Một câu hỏi đặt ra là vậy dân tộc chúng ta là ai? Bên cạnh hàng ngàn cân sách mà các sử gia Việt Nam ghi chép các bạn đã đọc bạc tóc trên ghế nhà trường, hay tự nghiên cứu đã trả lời rồi. Tôi tham góp thêm 1 tý chút nhỏ nhoi bằng thu nhận từ thực tế, để các ban có thể kết luận được rằng Ta là ta với bản sắc riêng, đất trời riêng. Đó là sự thật không chối cãi nó giống như cây lúa phải khác cây khoai lang vậy.
Đại học Hải Phòng ngày 21/10/2010