Tổng thống Hoa Kỳ với bức tranh kinh tế gia đình
Thống kê gia sản của Tổng thống Hoa Kỳ
Theo thông tin của Hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. công bố về trị giá gia sản của các đời Tổng thống Mỹ người đọc Việt cảm thấy hơi bất ngờ. Sự bất ngờ ở đây là gia sản của họ ít không như tưởng tượng của chúng ta. Theo đó kết quả gia sản của các Tổng thống Mỹ có tổng tài sản (tính theo giá hiện tại) từ 1 triệu USD trở lên chưa đến một nửa, tức là chỉ có 18/44 vị Tổng thống có gia sản trị giá như vậy. Những thông tin này có nhiều điểm đáng tin cậy. Theo Newizv.ru, tại Mỹ, việc tự kê khai các nguồn thu và tình trạng tài chính là điều bắt buộc đối với các quan chức cao cấp Mỹ theo Luật Đạo đức được thông qua năm 1978. Với cách hành xử luật ở Mỹ thì đây là nội dung có thể tin tưởng. Wall St xếp thứ tự như sau:
Phần lớn tài sản của các Tổng thống đều có từ trước hoặc sau khi mãn nhiệm kỳ Tổng thống của mình. Theo bản khai và điều trần , George Washington sở hữu một trang trại mênh mông 32 km2 của ông tại Mont Vernon, bang Virginia và các cổ phiếu cộng lại. Thời kỳ Ông làm Tổng thống được hưởng 2% tổng thu nhập của nước Mỹ. Phần lớn số tiền của ông Clinton kiếm được là ở giai đoạn sau khi rời khỏi Nhà Trắng nhờ các cuốn hồi ký và các chuyến du thuyết ở khắp nơi trên thế giới. Còn Bush (con) kiếm được phần lớn trong gia sản trị giá của mình từ trước nhờ các hoạt động trong ngành kinh doanh dầu mỏ và nhờ bán đội bóng chày Texas Rangers…
Nhưng con số chính xác về tài sản của các yếu nhân này lại không được công bố rộng rãi. Họ được phép nêu ra những con số “ước lệ” về tài sản của mình, do vậy chắc độ “lệch chuẩn” sẽ là rất lớn.
Tổng thống Mỹ cũng nợ nần và vào danh sách “Xóa đói, giảm nghèo”
Dù được xếp hạng cao về sự giàu có nhưng ông Washington trong những năm cuối cùng của đời mình phải sống trong cảnh "giật gấu vá vai". Tiền bán và cho thuê bất động sản mà ông cho nợ không thu hồi được kịp thời, trong khi các chi phí cho các hoạt động giao tiếp càng ngày càng tăng cao. Năm 67 tuổi, ông phải đi vay ngân hàng để có tiền thanh toán các chi phí đời thường.
Tổng thống Jefferson sinh ra tại một trong những gia đình giàu nhất nước Mỹ khi đó, gia đình ông sở hữu 5.000 - 7.000 mẫu Anh đất ( hạt Goochland, bang Virginia). Nhưng khi rời khỏi Washington, ông lại bị thành con nợ. Sau khi ông mất vẫn còn những khoản nợ tới 107.274 USD. Những người thừa kế phải bán đấu giá nhiều đồ đạc trong nhà để trả nợ cho ông. Tương tự, Tổng thống Mỹ thứ 5 Monroe khi về hưu năm 1825, vào những năm cuối đời, lâm vào cảnh nợ nần, do những chi tiêu và chi phí để chạy chữa cho người vợ bị bệnh. Ông phải chịu một khoản nợ là 70.000 USD
Bản báo cáo của hãng phân tích tài chính 24/7 Wall St. về gia sản của các đời Tổng thống Mỹ cũng cho thấy, không phải ông chủ Nhà Trắng nào cũng giàu có. Một số vị nguyên thủ quốc gia Mỹ chỉ có gia sản ở mức dưới một USD. Trong số những Tổng thống Mỹ bị coi là nghèo nhất có Abraham Lincoln và Ulysses Grant. Vị Tổng thống Mỹ thứ 18 Grant sau khi về hưu tháng 3/1887 đứng ra lập công ty môi giới Grant and Ward, một công ty cổ phần cùng với con trai và một người bạn. Công ty này nhanh chóng bị phá sản. Những năm cuối đời, ông Grant phải kiếm tiền thêm bằng cách viết báo cho tạp chí Century. Người hùng của cuộc Nội chiến qua đời vì ung thư phổi sau nhiều năm hút xì gà, chưa đầy một tuần sau khi hoàn thành cuốn sách với 450.000 USD tiền nhuận bút mà ông muốn làm để cứu vãn tình cảnh kinh tế gia đình..
Tháng 11/1912, nhà tài phiệt Andrew Carnegie đề xuất lập quỹ dành cho cựu tổng thống và vợ góa của họ. Quỹ có trị giá 25.000 USD, theo tỷ giá hiện nay, quỹ lương hưu của Carnegie sẽ có giá 550.000 USD hằng năm. Mục tiêu của quỹ này là đảm bảo cho các cựu tổng thống có thể cống hiến tài năng cho công chúng mà không phải lo lắng về chi tiêu cuộc sống thường nhật. Năm 1952, Quốc hội Mỹ, trước thực tế này, đã xây dựng quỹ công cho cựu tổng thống, với mục tiêu trợ giúp hoàn cảnh các cựu tổng thống. Quỹ lương hưu này hiện có giá 191.300 USD hằng năm. Những quỹ này ở nước Mỹ cho thấy, ngay cả Tổng thống Mỹ cũng có lúc phải rơi vào cảnh chịu “Xóa đói giảm nghèo” bằng hỗ trợ từ thiện.
Tổng thống Hoa kỳ năng động làm kinh tế, kể cả …”đuổi gà”
Năm 1829, John Quincy Adams tuyên bố khi rời Nhà trắng là: "Trong đời, chẳng có gì đáng chán hơn là làm một cựu tổng thống". Nhưng có lẽ đó là một sai lầm, vì số đông các Tổng thống của Hoa Kỳ đều có những chương trình làm ăn kinh tế thu lợi gấp bội phần thời họ đang giữa cương vị quyền lực nhất Hợp chủng quốc.
Tổng thống nổi tiếng cần kiệm Calvin Coolidge đã dỡ các biển tên hiệu trong bộ vest cũ trước khi bán đi. Cựu tổng thống này kiếm được 3.000 USD một tuần nhờ viết báo và sở hữu 8.000 cổ phiếu của ngân hàng J.P. Morgan.
Ấn tượng nhất trong Câu lạc bộ Tổng thống Mỹ là chuyện Tổng thống Rutherford B. Hayes. Khi hết nhiệm kỳ ông trở lại bang Ohio và trở thành một nông dân chăn gà thành công. Trang trại gà kèm chế biến thịt của ông khá nổi tiếng. Với cách làm này, B. Hayes cho thấy ông còn hơn cả các bậc túc nho Á đông khi về vườn chỉ biết đưa ra lời giáo huấn và làm…thơ!
Benjamin Harrison và Grover Cleveland đều trở lại công việc trong ngành luật sau khi mãn chức. Harrison làm cho một công ty nước ngoài, từng cố vấn chính cho chính phủ Venezuela trong suốt thời kỳ phân xử về tranh chấp với Anh năm 1899.
Các cựu tổng thống không hề ngần ngại dùng danh tiếng để làm đầy thêm tài khoản trong ngân hàng. Gerald Ford thu lợi sau hai năm rưỡi làm tổng thống với việc chấp nhận một vị trí trong ban quản trị của American Express và hãng phim 20th Century Fox cùng một số công ty khác.
Tuy nhiên , thế hệ Tổng thống nửa sau thế kỷ XX, đặc biệt các Tổng thống từ khóa 40 đến nay hoạt động kinh tế rất mạnh mẽ quả là “con hơn cha”. Các vị này tận dụng triệt để thời cơ để làm tiền, có thể nhìn nhận đó là một cách làm “rất Mỹ”. Họ không quá coi trọng lễ giáo ràng buộc đòi hỏi ở một người từng “làm vua”. Dường như điều họ quan tâm tới phạm trù này chỉ là tư cách công dân Hoa Kỳ, phần còn lại là mục tiêu lợi nhuận cá thể.
Với các bài phát biểu 20 phút ở Nhật năm 1989, Ronald Reagan thu về 2 triệu USD. George H.W. Bush đã giữ ghế trong một loạt các tập đoàn và đi khắp thế giới thuyết trình. Thậm chí Jimmy Carter, một cựu tổng thống mẫu mực, tham gia hàng loạt các công tác cứu trợ, cũng nhận tiền bồi dưỡng khi phát biểu trước đám đông khán giả.
Nhà Bin Clinton, thời kỳ làm Tổng thống chỉ có 9,38 triệu USD, nhưng chỉ trong vòng 7 năm thời hậu tổng thống, đã nộp thuế thu nhập hơn 30 triệu USD và tài trợ hơn 10 triệu USD cho từ thiện. Bản khai thu nhập cá nhân được xem là một bằng chứng cho thấy sự thành công thời kỳ này của Ông. Những năm họ kiếm được nhiều tiền nhất là khoảng thời gian 2004-2007, Bình quân được 20 triệu USD mỗi năm. Tổng thu nhập trong năm 2007 là 20,4 triệu USD. Ngoài các bài diễn thuyết kiếm bộn tiền của ông Bill Clinton, cặp vợ chồng này còn thu về 40 riệu USD tiền viết sách từ năm 2000-2007. Bà Clinton kiếm 10 triệu USD cho cuốn “Living History” và 190.000 USD cho “It Takes a Village”.
Theo bản khai của Tổng thống Obama, tài sản của gia đình ông tính đến cuối năm 2010 vào khoảng từ 2,8 triệu đến 11,8 triệu USD. Khoản chính trong đó (từ 2 triệu đến 10 triệu USD) được đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ.
Lương tổng thống của ông Obama – năm 2010 là 395.188 USD, không phải đóng vai trò quan trọng nhất. Hai cuốn sách được Obama viết trước khi chuyển vào Nhà Trắng là “Ước mơ của cha tôi” và “Sự can đảm của hy vọng” mang lại khoản thu lớn hơn nhiều – từ 1 triệu đến 5 triệu USD và từ 100 .000 đến 1 triệu USD. Trong khi Phu nhân Tổng thống Mỹ Michelle không có lương. Năm 2010 bà chỉ đóng góp cho ngân quỹ của gia đình 10.000 USD. Đó là khoản tiền mà quỹ Henry G. Freeman Jr. Pin Money Fund tặng. Quỹ này thành lập năm 1917 và chỉ tài trợ cho các đệ nhất phu nhân của Mỹ.
So sánh giữa nhà Bill Clinton và nhà Obama ta thấy nhà Obama có vẻ “hoàn cảnh ” hơn. Tuy nhiên cũng thấy rõ là Obama sẽ có tiềm năng giàu hơn cả nhà Bill Clinton vì đã làm kinh tế ngay cả khi đương chức.
Phân tích từ tư liệu: Newizv.ru và 24/7 Wall St.