Tiếng chim gáy nơi xứ tuyết


chim_gay
Độ đưa tôi lên phòng riêng, cái biệt phòng Độ chỉ dành cho những bè bạn thân và những cuộc trao đổi làm ăn. Tôi đưa mắt lướt nhanh, một căn phòng hiện đại tiện nghi ngăn nắp ,nó nói lên rằng chủ nhân của mình là một người sang trọng giàu có. Riêng  chỉ có một thứ lạc lõng. Đó là cái bình thuỷ tinh đựng một thứ nước trong vắt để ngay trên mặt bàn viết, bên cạnh khung ảnh viền tang của một cô gái rất xinh đẹp.
" Đây chắc là ảnh nửa kia thuở mối tình đầu, còn cái bình này...chắc cu cậu cần một tí kích thích khi làm việc đây ! Tôi nghĩ và mỉm cười.
Chiếu vào mắt tôi một ánh nhìn nghiêm nghị Độ nói :
- Không như cậu tưởng đâu ! Con chim gáy đấy! Tớ đã tạc con chim bằng nước đá
suốt một đêm ngồi chờ bay, ngày từ bên tây về, vì tớ biết chẳng ai cho mang xác con chim gáy đã chết lên máy bay.
- Chim gáy chết? Nước đá ? tớ chẳng hiểu gì cả - Độ đã làm cho tôi ngạc nhiên tới
mức há hốc miệng ra và tiến lại định cầm lấy chiếc bình.
- Không được - Độ gạt tôi ra - Để tớ thắp cho nó một nén hương đã.
Tôi hoang mang thực sự. Hoá ra thật, vì chỉ cần nhìn vào đôi bàn tay run run và thái độ thành kính của Độ thì không ai dám nghi ngờ câu chuyện mà tôi sắp được nghe.
Trong mùi khói thơm và giữa những sợi khói xanh vòng vèo Độ đứng dậy mở cửa sổ hương đồng tháng mưòi ùa vào mùi cốm, hắng giọng hai ba lần, mắt ươn ướt nhìn vào xa xăm rồi bắt đầu kể
*
*        *
nga1Tôi đến nước Nga vào tháng 10 ta. Những ngày đầu tiên ở Matcơ va tôi ngỡ ngàng lắm .Tôi cứ tưởng Thành phố rực rỡ người chật như nêm. Nhưng không phải, Matcơva rộng và có nhiều chỗ yên tĩnh vô cùng. Mùa tuyết rơi, thành phố như rộng hơn bát ngát một không gian màu trắng. Đêm đến tôi thường khoác áo đội mũ và ra ngoài trời đi dạo... Có một đêm tôi lang thang mãi đến một khu tuyết phủ mênh mông.
Đêm tuyết hình như không có trăng,chỉ một thứ ánh sáng bàng bạc .Tuyết rơi như  ai rây bột lạnh khắp trời.Thấp thoáng là những cành cây bạch dương đọng tuyết cành rũ xuống trắng loá.Thốt nhiên một tiếng sủa! Tôi giật mình! ngay dưới chân khối tuyết bung lên và hàng nghìn đôi mắt chiếu vào tôi. Cả bầy chó đói vùi trong tuyết vây lấy tôi với những tiếng gầm gừ và vòng vây cứ thắt lại dần
Tôi hoảng hốt bước lùi và ngã ngồi xuống mặt tuyết. Bầy chó dừng lại những cái đuôi vẫy rối rít và những cặp mắt rõ ràng như van lơn thèm khát.Tôi thọc tay vào túi định lấy con dao gắn bó với tôi từ hồi đi lính đặc công thì chạm phải một miếng bánh mì. Một ý nghĩ loé sáng, tôi đáp mẩu bánh lên không trung, đàn chó lập tức rời tôi và lao vào mẩu bánh. Cả đàn chó hoang gầm gừ tranh cướp nhau sủa váng cả bãi đất phủ đầy tuyết lạnh.
Đúng lúc ấy, tôi giật mình nhớ tiếng chim cu gáy, con chim cu tôi cất công mang từ quê sang đây chắc giờ đang đói và lạnh lắm .
Dừng lại châm một điếu thuốc, rít một hơi, phả ra nhìn khói thuốc lửng lơ, Độ tiếp giọng rầu rĩ :
- Hình như tớ kể chẳng ăn nhập gì? Nhưng thôi, lại bắt đầu nhé! Và Độ kể như thì thầm.
Sau bao nhiêu cơ cực vật lộn mà vẫn không đủ miếng ăn.Thân tôi sức dài vai rộng, từng đi lính rồi về học lại đại học cứ ngỡ đổi đời, hoá ra khi cầm tấm bằng đại học về quê chạy đủ cửa vẫn thất nghiệp.Tôi làm đủ nghề để kiếm sống, nhưng những nghề nghiêm chỉnh ở quê thì có gì kiếm được tiền. Những cơn đói hành hạ tôi ghê lắm mà suy cho cùng cái đói danh dự mới thật kinh người.
Hàng ngày đi ra đường, người tốt thì chia sẻ an ủi, kẻ xấu thì hỏi mát, đá xoáy. Tôi đâm ra  sợ ngưòi ! Chí Phèo ngày xưa chửi đời để mong có người lên tiếng để bớt cô đơn. Còn tôi như tấm gương về học tập của cả vùng, bây giờ thất thếCó một hôm tôi quyết định mua một miếng thịt vì đằng đẵng nửa năm trời chỉ toàn rau. Tôi đến một quán bán thịt, sau khi chắc chắn trong túi có ba ngàn đồng  tôi mới dám lên tiếng :
- Cháu bán cho chú ba ngàn !
Thằng thanh niên choai không nói, cầm con dao bầu sáng loáng xẻo một nhát ngọt xớt, ném lên cân miếng thịt tươi và buông một câu :
- Bốn ngàn ruỡi !
- Chú chỉ có ba ngàn, hay cho chú chịu lần sau...
Nó nhìn tôi, dù đã mấy chục năm nhưng tôi không thể quên được cái ánh mắt vừa cấc lấc vừa cao ngạo vừa khinh bỉ của cái thằng thanh niên choai ấy và câu nói kéo dài mỉa mai :
-Thế mà cũng nổi tiếng học giỏi nhất vùng! Ông biến đi cho tôi nhờ.
Và cũng thành thạo như xẻo thịt, xoẹt một cái nó châm tờ giấy đốt vía cháy bùng bùng khua một vòng rồi vứt trước mặt tôi.
Đêm ấy tôi cắn đến rách cái gối để không bật lên tiếng nức nở.Tôi phải đi đâu đó thật xa ,để trước hết không chịu nhục, để thoát những ánh nhìn của làng quê cứ chiếu vào như rứt thịt da tôi mỗi khi ra khỏi nhà.
Sau nhiều lần dự định, bất ngờ trong một cuộc họp lớp khi nghe cảnh ngộ tôi một thằng bạn  nhận giới thiệu tôi với anh nó đang buôn bán ở Nga. Tôi bòn kiếm tất cả và mượn bố mẹ chiếc bìa đỏ thế chấp vốn ngân hàng. Cuối cùng cũng được hơn mười triệu.
Các chị gái tôi thương tôi lắm nhưng các chị đều túng quẫn, họ tiễn tôi trong những tiếng khóc tức tưởi, còn tôi truớc phút chia tay, thấy mình trỗng rỗng không có cảm giác gì.
Chỉ có chi tiết tôi nhớ nhất là nhân viên hàng không bắt tôi bỏ bớt hai kilogam hành lý. Khi tôi mở chiếc túi đựng đồ, tay nhân viên há hốc mồm ngạc nhiên và bảo :
- Ông vứt mẹ nó cái túi thóc này đi là vừa đủ, ông định phổ biến nghề trồng lúa cho người Nga hay sao ?
Tất cả hành khách cười ồ lên. Tôi không nói gì, cầm cả bọc quần áo của mình dúi vào thùng rác và lẳng lặng lên máy bay.
*
*        *
choMátcơva giữa mùa đông ảm đạm tuyết trắng đầy trời. Tôi còn đang ngơ ngác và hoang mang như hạt bụi tuyết giữa mênh mông, thì chợt nghe hai tiếng lạ hoắc :
      - Kyga ?(Đi đâu ?)
Tôi vội đưa tấm danh thiếp của anh trai thằng bạn và ra hiệu cho tài xế tacxi nhờ điện thoại. Thật may, anh Vận đang có nhà.Theo hướng dẫn của anh nửa giờ sau tôi đến Op Việt.
Theo lời khuyên của anh Vận tôi đi chơi và thăm tình hình suốt một tuần liền. Tôi thấy hoang mang thực sự. Không biết tiếng, không biết làm gì và đặc biệt cảnh sống của một số ngưòi Việt khiến tôi buồn quá. Hàng ngày bên ngoài Op, bao nhiêu người ngồi chờ việc. Cảnh chợ người không khác gì ở các thành phố Việt Nam. Người ta cũng tranh cướp việc của nhau khi có chủ đến, mà thật khốn khổ cũng chỉ là làm cửu vạn.
Thấy phong thái đĩnh đạc của tôi, một thanh niên rón rén đến gần lễ độ :
-Thưa anh, chắc anh mới về phép sang? cho em xin điếu thuốc!
- Sao cậu không  kiếm một nghề khác mà làm ?
Sau khi hít một hơi thuốc dài và từ từ nhả ra như để hưởng hết cái khoái cảm, câu ta mới nói như khóc :
- Anh lạ gì nữa, ở đây chỉ có một ít người làm ăn được thôi. Em đang phải tiết kiệm từng Rup, có hôm phải lấy mảnh chai cào chảy máu tay vờ tàng tật, để đi xin. Em chỉ mong sao đủ tiền về quê. Nhưng cứ nghĩ đến về lại sợ nhục với làng xóm với những thằng đểu ở quê
Tôi thấy choáng váng và các ý nghĩ đã bắt dầu chao đảo.
Sau một tuần, trong bữa cơm thân mật, anh Vận khuyến khích tôi nói hết những suy nghĩ của mình .Và tôi đã bày tỏ cho anh toàn bộ những suy nghĩ hoảng loạn của tôi.
Anh cười :
- Em khác, em có học và được anh giúp đỡ ban đầu cứ yên tâm anh sẽ giúp em dần dần.
Ngoài trời tuyết âm ba bảy độ nhưng tôi thấy lòng ấm lại và lòng bỗng chốc nhẹ bẫng.Tôi sẽ đổi đời, tôi sướng quá
- Em mang được thứ gì sang ?
- Dạ, anh hỏi gì ?
- Anh bảo khi sang đây em mang được những thứ gì ?
Tôi ngượng ngùng kể lại là theo lời khuyên của một số người tôi mang sang mấy chục cân lá chanh, riềng và hai cân thóc.
- Em mang thóc làm gì ? Em định dạy người Nga cấy lúa ? anh nheo mắt hài ước.
Tôi phì cười vì anh nói giống hệt tay nhân viên hàng không .
- Dạ ! Em mang cho con chim gáy .
- Thì ra con chim ấy là của em à? Chú mày nghệ sĩ quá ! anh lắc đầu.
Thật kinh ngạc đống lá chanh và riềng anh bán hộ được đến hai nghìn Đola. Ban đầu tôi cứ nghĩ anh giả vờ để cho tôi vay vốn, nhưng anh nghiêm túc nói :
- Đấy là của chú, anh sẽ giúp chú ba ngàn nữa để thuê kiot và anh giới thiệu mối hàng cho chú. Chú sẽ theo  hướng dẫn của anh để thực hiện chế độ học tiếng và cách bán hàng.
Tôi hoà nhập khá nhanh, sau ba tháng tôi đã biết cách lấy hàng, bán hàng và tạm đủ các câu giao tiếp mua bán với khách thậm chí còn lãi được hai nghìn Rup. Một buổi tối, tôi đến thăm anh Vận để cảm ơn thì ngạc nhiên thấy đồ đạc của anh được gói gém cẩn thận vứt la liệt. Tôi đua mắt nhìn anh có ý hỏi anh cười :
- Anh định gọi chú sang để thông báo một tuần nữa anh về. Thôi ở đây ngủ với anh một đêm anh bàn vài chuyện.
Chúng tôi cùng ngồi xuống bàn rựợu. Anh Vận mơ hồ nhìn vào xa xăm tâm sự :
- Anh ở Nga thế là đã mười lăm năm trời. Bây giờ đang là giai đoạn cao trào buôn bán của người Việt. Nhưng có lên thì có xuống sẽ đến lúc chúng ta khó kiếm miếng ăn. Anh tạm có nguồn vốn nên anh nghĩ về quê là hơn cả, ở đó có vợ con gia đình họ hàng.
- Nhưng anh đang là người bán hàng gỏi nhất Op!
- Để anh nói xong đã. Nhiều đêm anh nằm mơ thấy mình và cả bọn trẻ con đội mưa  rào cười vang cánh đồng đi bắt cá rô lách. Chiếc niêu đất vùi than củi mở ra mùi cơm thơm khắp nhà. Chan canh cá rô trứng vàng rộm béo ngậy với cơm nóng anh ăn mãi không chán.
- Anh nghệ sĩ hơn em rồi -Tôi phụ hoạ.
- Không phải, anh thì nghệ sỹ gì,  mà bởi anh luôn thấy thiếu một cái gì đó, anh không thể gọi tên nó ra được. Nói thật nhiều hôm nhìn cảnh tuyết rơi trắng trời anh lại cứ nhớ tới những giọt mưa phùn rơi trên cành đào ngày tết bọn trẻ con chúng anh xúng xính với bộ quần áo mới, đi tết ông ngoại trên những bờ ruộng...
Tôi mường tượng cánh đồng trũng quê tôi rộng bạt ngàn,  mùa nước mênh mông như biển chỉ có vài cụm rau muống bè nổi lềnh phềnh đất của mình mình bỏ nó để đi kiếm tìm vàng nơi đất khách thật là xấu hổ.
- Thôi anh về, anh quyết tâm rồi ! - Anh Vận cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi - Anh dặn chú mấy điều này
Anh  chuyển cho tôi căn phòng, kiot và toàn bộ đồ đạc anh đang dùng. Suốt cả đêm anh dạy tôi những mẹo luật sống ở nước ngừơi.
Đúng một tuần sau đó anh về nước.
Tôi tiếp thu vị trí và luôn cả khách hàng của anh và nhờ thế công việc buôn bán phát đạt hẳn lên.
Một buổi sáng có tới chục cô gái Nga đến mua quần áo. Họ trả tiền theo đúng giá của tôi , lấy hoá đơn và cảm ơn rồi ra đi. Tôi mừng quá, chưa bao giờ vớ được món khách bở như thế. Buổi chiều, tôi thấy nhốn nháo và cả chục cô gái hầm hầm đi vào kiot của tôi. Họ làm rầm rĩ lên và vứt đống quần áo trước mặt tôi. Tôi thực sự kinh ngạc tất cả mưòi bộ quần áo cái thì tuột chỉ cái thì rách một đoạn. Tôi nổi cáu dùng cả tiếng Nga và tiếng Việt cãi lại. Cuộc khẩu chiến đang bất phân thắng bại thì công an ập đến. Xem qua loa đống quần áo, không cần hỏi họ lập ngay biên bản phạt tôi một nghìn Rup với hai tội danh : bán hàng rởm và làm mất trật tụ an ninh. Tất cả các kiot mọi người đều im lặng cúi đầu, họ giả vờ chăm chú với đống hàng hoá. Tôi phóng ánh mắt như muốn cầu cứu, nhưng không có ai đáp lại.Thỉng thoảng có những ánh mắt gặp cái nhìn của tôi thì cúi gập xuống. Tôi cô đơn, bất lực xuôi tay
Tôi về phòng nằm vật xuống giường. Khi thất bại người ta thường thấy những ý nghĩ đen tối như những đám mây xám xịt  kéo thấp xuống và khép lại dày đặc làm thành một nấm mồ mà mình bị chôn sống ở giữa không thoát được ra, mọi ý nghĩ đều dẫn đến tiêu cực bi đát. Đêm xuống sau khi ánh hoàng hôn nhạt thếch, lạnh lẽo biến mất cuối chân trời. Tuyết vẫn rơi ảm đạm. Ngoài Op điện sáng màu lành lạnh, những bóng người đi mua bán trong tuyết cổ rụt vào trong những chiếc áo choàng lông như những cái bóng di động trên nền bột trắng.
- Cúc cu, cúc cu con chim gáy mổ vào ngực áo tôi mấy cái. À chú mày vẫn còn nhớ ta à ! Tiếc rằng con chim không biết nói, nhưng có lẽ nó biết chia sẻ với tôi thật ! Chí ít thì bây giờ nó còn là một hình ảnh, một vật sống biết động cựa ở bên tôi. Tôi để nó đậu trên tay ve vuốt. Tội nghiệp nó, lông thì xù ra, đuôi bắt đầu rụng bây giờ chỉ còn hai ba cái, chân nó run run.Tôi chợt nhớ là đến giờ cho nó ăn. Thóc đã hết từ lâu rồi. Thương mày quá ! Thôi tạm ăn bánh mì vậy!
- Cúc cu, cúc cu con chim  không chịu ăn mà bay lên vai tôi lấy mỏ cặp vào tóc rứt rứt. Tôi chợt hiểu. Mỗi buổi tối trước khi cho chim ăn tôi thường ngồi đếm tiền cạnh cái lồng chim,và theo cách làm của người nghèo chú ý đến việc “Tích cốc, phòng cơ” nơi xa lạ, tôi thường trích lại một phần tiền lãi và bỏ vào cái hòm bí mật chôn dưới đất theo kiểu ngày xưa trẻ con bỏ tiền vào lợn đất. Nhưng hôm nay thì lỗ to rồi còn đâu !
Gọi thế nào nó cũng không ăn, tôi đành phải giả vờ rút mấy tờ Rup lẻ đếm vờ và vút vào chiếc hòm chôn dưới đất, đậy nắp. Quả nhiên con chim sà xuống ăn ngay.
Tôi buồn bã lang thang đến quán Karaokê cho khuây khoả. Đang cố nuốt hớp capê đắng thì tôi thấy một giọng nữ ngọt ngào :
- Đừng buồn anh! đấy là học phí phải trả, người Nga cũng có người tốt kẻ xấu.
Tôi quay lại. Một cô gái Việt thon thả, mắt sáng ngời, làn da trắng hồng nhìn tôi như sẻ chia như khuyến khích.
- Em sẽ hát cho anh nghe giải sầu nhé! à quên em là Nhung bán ở kiot đối diện với
anh. Tôi chợt hiểu vì sao cô gái này biết tâm trạng mình để chia sẻ.Tôi định cảm ơn nhưng Nhung đã hát .Một bài hát về bờ Hiền Lương một thưở vang lên nơi xứ tuyết. ..
Nhung hát không hay và đến đoạn cuối thì bị gãy. Nhung cười thật tươi :
- Em xin lỗi, anh hát đi ! Tôi thấy thoải mái thực sự nên nói :
- Ừ ! để anh hát cho em nghe.Và tôi bắt đầu hát. Bài hát thời chiến tranh với những xa
cách bến thuyền với niềm tin yêu chung thuỷhình như đã được tâm trạng tôi đưa đẩy da diết ngân rung. Tôi đã hát như một thời lính tráng một thời trai trẻ say mê  với cả niềm vui và những nỗi đauđến nỗi khi bài hát hết một lúc tôi mới nhận thấy một vòng tay mềm mại ôm lấy cổ tôi và đôi mắt ướt lóng lánh.
Nhung nói qua hơi thở :